4 chú ý quan trọng khi điều trị cúm A tại nhà cho trẻ

4 chú ý quan trọng khi điều trị cúm A tại nhà cho trẻ

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Do hệ miễn dịch và sức đề kháng kém nên trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Và cúm A là một trong những căn bệnh phổ biến, thường xuyên mắc ở trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý. Vậy cúm A là gì và cách điều trị cúm A ra sao? Hãy cùng HENO tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!



    Cúm A nguy hiểm như thế nào?

    Cúm A là một trong những bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp, do các chủng virus cúm A như A/H1N1, A/H5N7, A/H7N9… gây ra. Các loại virus này có khả năng lây nhiễm cao nên nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ phát sinh thành dịch bệnh. 

    Cúm A thường hoạt động mạnh vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết trở lạnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây loại virus này xuất hiện thường xuyên hơn và không phân biệt điều kiện thời tiết. 

    Người mắc cúm A sẽ xuất hiện các biểu hiện tương tự cảm cúm thông thường nên khiến nhiều người nhầm lẫn, chủ quan không điều trị dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

    Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ nhiễm virus cúm A do hệ miễn dịch và sức đề kháng còn kém. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý bảo vệ và điều trị cúm A đúng cách khi bé có dấu hiệu nhiễm bệnh. 

    Biểu hiện của trẻ khi mắc cúm A

    Một số biểu hiện thường gặp ở trẻ khi nhiễm virus cúm A là: 

      • Sốt cao trên 38 độ (phổ biến ở trẻ dưới 24 tháng tuổi)

      • Ho, viêm họng

      • Hắt hơi, sổ mũi

      • Đau đầu

      • Luôn trong tình trạng mệt mỏi

      • Nôn trớ nhiều lần, háo nước

    Sốt cao trên 38 độ là một trong những biểu hiện trẻ mắc cúm A

    Sốt cao là biểu hiện của trẻ khi nhiễm virus cúm A

    Trường hợp trẻ mắc cúm A nặng sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như: thở nhanh, bỏ ăn, sốt cao kèm theo co giật, ngủ li bì,... Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu sốt cao mà không được xử lý kịp thời, rất có thể sẽ khiến trẻ bị rối loạn điện giải, mất nước trầm trọng, hoa mắt chóng mặt,...

    4 lưu ý khi điều trị cúm A cho trẻ tại nhà

    Chăm sóc và theo dõi trẻ đúng cách

    Khi phát hiện trẻ mắc cúm A, các bậc phụ huynh cần thực hiện theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách để không lây lan dịch bệnh và tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:

      • Trẻ nhiễm virus cúm A cần được chăm sóc và cách ly tại phòng riêng trong vòng 7 ngày. Nếu ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh tình trạng lây nhiễm.

      • Hạn chế tiếp xúc trẻ khi không thực sự cần thiết, nếu tiếp xúc cần thường xuyên đeo khẩu trang, vệ sinh tay và các vật dụng xung quanh trẻ để hạn chế nguy cơ lây lan.

      • Tiến hành vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

      • Nếu trẻ sốt trên 38 độ, ba mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng được chỉ định. Ngoài ra, ba mẹ có thể dùng thêm thuốc kháng sinh, giảm ho hoặc bổ sung vitamin dưỡng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Trẻ mắc cúm A cần được phụ huynh theo dõi và chăm sóc đúng cách

    Trẻ mắc cúm A cần được phụ huynh thường xuyên theo dõi và chăm sóc đúng cách

    Bên cạnh việc chăm sóc, điều trị đúng cách, các bậc phụ huynh cũng cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ thân nhiệt của trẻ và kiếm tra các dấu hiệu như nhịp thở, lượng ăn, sắc tố da... Khi xuất hiện biểu hiện bất thường cần lập tức đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám.

    Thực hiện cách ly đối với trẻ mắc cúm A

    Khi trẻ không may nhiễm virus cúm A, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng thực hiện cách ly trẻ để tránh lây lan virus cho gia đình và cộng đồng. Ba mẹ có thể cách ly bé ngay tại nhà hoặc tới khu vực cách ly tại bệnh viện, cơ sở y tế địa phương. 

    Bổ sung dưỡng chất cho trẻ mắc bệnh

    Ngoài việc thực hiện cách ly và chăm sóc trẻ khi bị bệnh thì việc bổ sung dưỡng chất, có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe và thể trạng. 

    Cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây để nhanh khỏi bệnh cúm A

    Trẻ mắc cúm A cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng sức đề kháng

    Mắc cúm A sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, nếu ba mẹ không chú ý về dinh dưỡng sẽ khiến trẻ lâu khỏi bệnh hơn. Vậy nên các bậc phụ huynh cần lưu ý một vài điều trong bữa ăn của trẻ:

      • Cần đảm bảo bữa ăn cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như tinh bột, chất xơ, chất đạm, vitamin,...

      • Chia nhỏ các bữa và cho bé ăn nhiều lần trong ngày vì khi nhiễm cúm A trẻ sẽ biếng ăn và ăn rất ít. 

      • Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng để mau khỏi bệnh.

      • Cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp.

    Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

    Khi trẻ mắc cúm A, bố mẹ cần sử dụng thuốc cho trẻ theo bác chỉ định của bác sỹ. Việc sử dụng thuốc điều trị cúm A đúng và đủ sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của cúm A ở trẻ. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc theo đơn được kê từ bác sỹ sẽ hạn chế việc mắc các bệnh tai mũi họng như viêm tai giữa và tránh việc lạm dụng thuốc kháng sinh. 

    Trẻ mắc cúm A cần tới gặp bác sĩ để được khám và kê đơn thuốc

    Trẻ mắc cúm A cần tới gặp bác sĩ để được khám bệnh và kê đơn thuốc

    Biện pháp phòng ngừa cúm A 

    “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc phòng ngừa bệnh cúm A từ sớm sẽ là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Muốn ngăn ngừa khả năng nhiễm cúm A, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều dưới đây: 

      • Thực hiện tiêm vắc-xin cúm cho trẻ mỗi năm

      • Cho bé ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cùng bé tập luyện và vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng

      • Vệ sinh cá nhân cho bé thật sạch sẽ, tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên

      • Thường xuyên vệ sinh nơi ở, đồ dùng, đồ chơi của bé

      • Hạn chế đưa bé đến những nơi đông người. Không tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm bệnh

      • Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh cảm cúm, tuyệt đối không chủ quan, cần cho bé đi khám để được bác sỹ chẩn đoán

    Các bậc phụ huynh cần liên tục quan tâm, chú ý con trẻ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường ở bé và có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời. 

    Bài viết trên đã cùng bạn tìm hiểu về cúm A và các lưu ý quan trọng cần nhớ khi điều trị cúm A tại nhà cho trẻ. Hãy theo dõi HENO ngay hôm nay để cập nhật thêm nhiều thông tin mới về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ mùa dịch bệnh bạn nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN