Bệnh cúm A có nguy hiểm không, bị bao lâu thì khỏi?

Bệnh cúm A có nguy hiểm không, bị bao lâu thì khỏi?

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Cúm A là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp với nhiều biến chứng khác nhau, mà nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vậy cúm A có nguy hiểm không? Chúng ta cần biết những gì để phòng tránh loại virus này? Hãy cùng HENO tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé! 



    Cúm A và những điều bạn cần biết

    Triệu chứng cho thấy bạn đã nhiễm virus cúm A

    Nếu bạn xuất hiện một số triệu chứng sau đây, rất có thể bạn đã nhiễm virus cúm A: viêm họng, sổ mũi, ho, sốt, hắt xì, viêm họng, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau mỏi cơ thể. 

    Các triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột mà không có bất kỳ biểu hiện nào trước đó. Nguy hiểm hơn, nhiều người thường có xu hướng chủ quan khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, bởi chúng dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. 

    Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm virus cúm A

    Ho, sổ mũi, mệt mỏi, đau đầu,.. là triệu chứng cho thấy bạn đã mắc cúm A

    Khi không được xét nghiệm và điều trị kịp thời, cúm A rất có thể sẽ trở nặng và xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm hơn như: khó thở, đau tức ngực năng, bồn chồn, khó chịu, nôn nhiều và ăn uống kém, tiêu chảy,…

    Khi nào thì người bệnh dễ nhiễm cúm A?

    Bệnh cúm A thường ghi nhận có số ca mắc cao hơn vào thời điểm giao mùa, trời trở lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, cúm A đang có dấu hiệu bùng phát tại mọi thời điểm trong năm. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như chúng ta chủ quan và không có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh viêm đường hô hấp này.

    Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao có những ai?

    Ai trong số chúng ta cũng đều có nguy cơ nhiễm virus cúm A. Tuy nhiên, một số đối tượng như người có sức đề kháng kém, suy giảm hệ miễn dịch, phụ nữ mang thai, bệnh nhân ung thư, người già và trẻ… thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường có sức khỏe tốt. 

    Cúm A lây qua đường nào?

    Nguồn gốc và con đường lây nhiễm của cúm A

    Virus cúm A có nguồn gốc vật chủ từ các loài gia cầm, chim hoang dã. Loại virus này sẽ lây trực tiếp từ vật chủ mắc bệnh sang con người. Tuy nhiên, bệnh cúm A thường lây lan phổ biến nhất giữa người với người bằng đường hô hấp khi tiếp xúc gần với nhau. 

    Virus cúm A lây lan

    Virus cúm A lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh

    Nghiên cứu cho thấy, trong khoảng 2 mét, virus cúm A có trong không khí có khả năng lây lan mạnh. Bên cạnh đó, loại virus này còn xuất hiện và tồn tại đến 48 tiếng trên các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, mặt bàn ghế, điện thoại, máy tính,.. tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ lây lan nhanh.

    Thói quen khiến virus cúm A lây lan 

    Trên thực tế, có rất nhiều thói quen của con người khiến cho virus lây từ người bệnh sang người lành như:

      • Không đeo khẩu trang

      • Thường xuyên đưa tay lên mắt, mũi, miệng

      • Sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân

      • Dụi mắt

      • Không vệ sinh chân, tay 

      • Không vệ sinh nhà cửa, nơi sinh sống

    Chính những thói quen này đã vô tình trở thành “con đường” lây lan dịch bệnh từ người này sang người khác. Chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý, hạn chế những thói quen trên để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng.

    Nhiễm virus cúm A phải qua bao nhiêu giai đoạn?

    Người nhiễm virus cúm A phải trải qua 3 giai đoạn, kéo dài ít nhất từ 1 - 2 tuần để có thể hoàn toàn khỏi bệnh

    Giai đoạn ủ bệnh

    Theo các chuyên gia y tế, các chủng virus cúm A/H1N1, A/H2N2, A/H3N2 thông thường sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1 - 3 ngày, thường sẽ ủ bệnh trong khoảng 2 ngày sau khi tiếp xúc. Sau khi tiếp xúc với người nhiễm, người này có thể đã phơi nhiễm virus cúm và chuyển qua giai đoạn ủ bệnh. Trong thời gian này, người nhiễm cúm A sẽ không xuất hiện dấu hiệu nào cho thấy bản thân đã nhiễm bệnh. 

    Giai đoạn khởi phát

    Sau 3 - 5 ngày ủ bệnh, người nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ của bệnh, các dấu hiệu này thường hay nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Bên cạnh đó, vì là “giai đoạn khởi phát” nên các dấu hiệu đều chưa rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan và không tiến hành điều trị.

    Cúm A thường có biểu hiện sốt

    Người bệnh thường nhầm lẫn dấu hiệu cúm A với cảm cúm thông thường

    Thời gian phát bệnh

    Sau giai đoạn khởi phát, virus cúm A bắt đầu hoạt động mạnh và rõ ràng hơn. Giai đoạn này người nhiễm bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như ho, sốt, đau đầu, ớn lạnh,.. 

    Đối với những người có sức đề kháng kém, virus cúm A sẽ gây ra các triệu chứng nặng hơn như tiêu chảy, nhức mỏi cơ thể, sốt cao li bì,... Thông thường, cúm A sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày.

    Các triệu chứng nêu trên thường sẽ thuyên giảm sau 5 - 7 ngày, sau 1-2 tuần có thể biến mất mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, đối với những người có sức đề kháng kém hơn, virus có thể sẽ duy trì trong cơ thể lâu hơn bình thường và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

    Biến chứng nguy hiểm của cúm A

    Bệnh cúm A có nguy hiểm không liên quan đến biến chứng mà chúng có thể gây nên. Các biến chứng của cúm A vô cùng khó lường, bởi virus tấn công trực tiếp vào đường hô hấp của con người và gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, do dấu hiệu nhận biết thường bị nhầm với cảm cúm thông thường nên người bệnh thường chủ quan không thăm khám, điều trị khiến bệnh tình trở nặng, nguy hiểm hơn là tử vong.

    Để phòng biến chứng cúm A, phải làm sao?

    Để tránh việc các biến chứng nguy hiểm của cúm A, người bệnh nên theo dõi sức khỏe của bản thân, không chủ quan khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh. Khi nghi ngờ nhiễm virus cúm A nên đến gặp bác sĩ hoặc làm xét nghiệm để có phác đồ điều trị kịp thời, đề phòng rủi ro không đáng có. 

    Nên đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ mắc cúm A

    Đến gặp bác sĩ hoặc làm xét nghiệm để có phác đồ điều trị kịp thời, phòng tránh biến chứng cúm A

    Bài viết trên đã giúp các bạn trả lời câu hỏi “Cúm A có nguy hiểm không?” và có thêm nhiều hiểu biết về loại virus này. HENO luôn ở đây và sẵn sàng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân. Đừng quên theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN