Bị cúm A nên uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị cúm A cho trẻ

Bị cúm A nên uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị cúm A cho trẻ

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Giao mùa là lúc thời tiết chuyển biến bất ngờ dễ khiến cho sức đề kháng của trẻ yếu đi. Thời điểm này trẻ rất dễ bị mắc cúm A và bệnh thường kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy khi bị cúm nên uống thuốc gì, cách dùng thuốc điều trị cúm A như thế nào là điều khiến nhiều ba mẹ thắc mắc? Qua bài viết này HENO sẽ giúp các ba mẹ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.



    Cúm A là gì? 

    Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus cúm gây ra. Các loại virus cúm A thường gặp là A/H1N1, A/H5N1, AH7N9, AH3N2. Trong đó, 2 loại virus cúm A/H5N1 và A/H7N9 thường được phát hiện ở gia cầm và rất dễ lây bệnh sang con người tạo thành dịch cúm.

    Thông thường cúm A sẽ xuất hiện vào các đợt cúm mùa bởi vì chúng có khả năng thay đổi và tạo thành nhiều biến chủng mới theo từng mùa.

    Các loại virus cúm A

    Các loại virus gây cúm A ở người

    Những biểu hiện của trẻ khi bị cúm A

    Cúm A là một loại bệnh có khả năng lây lan từ người sang người rất nhanh. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu thì thời gian lây nhiễm thường sẽ nhanh hơn người lớn. Con đường lây nhiễm cúm A phổ biến là các giọt bắn nhỏ khi hắt hơi, ho hoặc khi nói chuyện với người bệnh. 

    Bởi vì trong nước bọt, nước mũi, cổ họng của người bệnh thường chứa rất nhiều virus cúm A. Khi trẻ tiếp xúc, va chạm với các đồ dùng dính virus rồi đưa tay lên mũi miệng thì rất dễ sẽ bị nhiễm bệnh theo.

    Khi trẻ bị mắc cúm A thường sẽ có các biểu hiện giống khi bị cảm lạnh như:

      • Ớn lạnh và sốt

      • Đau mỏi các cơ, mệt mỏi, đau đầu

      • Chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi

      • Ho kèm theo các dấu hiệu đau rát họng

    trẻ có biểu hiện nghẹt mũi khi mắc phải cúm A

    Một trong những biểu hiện trẻ mắc cúm A là bị nghẹt mũi, chảy nước mũi

    Trường hợp nếu trẻ bị cúm A nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tiêu chảy, đau bụng, tức ngực, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản,.... Vì thế, khi trẻ có những biểu hiện nặng thì ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

    Các loại thuốc điều trị cúm A tại nhà hiệu quả

    Để đảm bảo an toàn sức khỏe thì khi ba mẹ phát hiện trẻ mắc bệnh cúm nên đưa đi khám bác sĩ ngay. Khi đi khám thì bác sĩ sẽ xác định được loại virus cúm, các triệu chứng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời cho trẻ. Nếu trẻ có những triệu chứng cúm A nhẹ, có thể tự khỏi thì sẽ cho về nhà để nghỉ ngơi.

    Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ dựa vào tình trạng bệnh cũng trẻ để kê thêm một số loại thuốc điều trị cúm A như Zanamivir, Oseltamivir, Peramivir. 

      • Zanamivir: Đây là thuốc kháng virus và ngăn chặn sự phát triển của nó. Thuốc điều trị cúm A này được dùng khi trẻ có các triệu chứng như sốt, ho, đau đầu, nghẹt mũi, đau họng,... trong thời gian ít hơn 2 ngày. Hoặc có thể dùng thuốc để phòng ngừa cúm A khi trẻ tiếp xúc với người bị cúm hoặc khi có dịch cúm cộng đồng.

      • Oseltamivir: Loại thuốc này có thể tiêu diệt virus các loại cúm A/H5N1 và A/H1N1. Oseltamivir được chỉ định dùng để điều trị bệnh cúm A không có biến chứng cho trẻ trên 1 tuổi. Thuốc sẽ có tác dụng trong 48 giờ khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu,...

      • Peramivir: Thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh cúm A khi trẻ có triệu chứng dưới 2 ngày. Khi dùng thuốc sẽ làm giảm bớt các triệu chứng ho, sốt, viêm họng, mệt mỏi, đau nhức,...Bên cạnh đó, còn có thể rút ngắn thời gian hồi phục của trẻ từ 1-2 ngày.

    các loại thuốc điều trị cúm A

    Các loại thuốc điều trị cúm A

    Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ có tác dụng phụ khiến trẻ buồn nôn, ói mửa,...Do đó, nếu xuất hiện các biểu hiện đó thì ba mẹ không nên cho trẻ dùng thuốc nữa.

    Những điều ba mẹ cần lưu ý để chăm sóc khi trẻ bị cúm A

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì ba mẹ nên lưu ý một số việc khi chăm sóc trẻ bị cúm A như:

      • Uống thuốc hạ sốt theo đơn kê của bác sĩ

      • Uống nhiều nước tránh tình trạng cơ thể mất nước

      • Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý

      • Dùng nước ấm để tắm cho trẻ

      • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái để giảm nhiệt khi bị sốt cao

    Trong mùa dịch cúm, ba mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp để giúp trẻ phòng ngừa cúm A như:

      • Tạo thói quen cho trẻ vệ sinh cá nhân mỗi ngày, rửa tay thường xuyên

      • Mang khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài, khi đến nơi công cộng

      • Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người vào thời điểm có dịch cúm A

      • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc, nói chuyện, chơi đùa với người đối tượng có nguy cơ lây nhiễm bệnh

      • Dọn dẹp và vệ sinh nơi ở thường xuyên, giữ nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát

      • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch

      • Khi trẻ có những biểu hiện của bệnh cúm A như sổ mũi, ho, sốt thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay

    Hơn hết, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì ba mẹ nên phòng ngừa bệnh cúm A cho trẻ từ sớm bằng việc tiêm chủng. Tiêm phòng vắc-xin cúm 1 lần/ năm sẽ giúp trẻ ngăn ngừa hiệu quả bệnh cúm. Mỗi mũi tiêm sẽ giúp trẻ có thể ngăn ngừa từ 3-4 loại virus gây cúm mùa trong năm.

    tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho trẻ để phòng ngừa cúm A

    Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh cúm A

    Đặc biệt nếu để bảo vệ và tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ thì ba mẹ nên tiêm phòng ngừa cúm A cho cả bé và gia đình.

    Cúm A là một bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm cho trẻ nếu không được chữa trị kịp thời. Ngoài sử dụng các loại thuốc điều trị cúm A thì ba mẹ nên cho trẻ tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt hơn. Theo dõi HENO ngay để cập nhật thêm những bệnh khi giao mùa thường gặp và cách chăm sóc trẻ tốt nhất nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN