Ngăn chặn viêm mũi - Viêm mũi dị ứng khi đổi mùa
Thời tiết thất thường, lúc thì nắng gắt, lúc thì mưa rào khiến nhiều người gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng. Các triệu chứng phổ biến của căn bệnh này có thể kể đến như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và ngứa mũi.,... Dù không nghiêm trọng nhưng những triệu chứng trên sẽ gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống. Cùng HENO theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chữa trị, giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Khi thay đổi thời tiết, thành phần các chất trong không khí thường sẽ thay đổi nồng độ và có thể trở thành chất gây dị ứng. Viêm mũi dị ứng là một phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng cụ thể, giả dụ như phấn hoa là chất gây viêm mũi dị ứng phổ biến nhất. Khi hít phải bụi phấn hoa từ ngoài môi trường, người bị viêm mũi dị ứng sẽ có các biểu hiện sổ mũi, hắt xì hơi.. như một cơ chế của cơ thể đáp ứng lại các tác nhân gây dị ứng.
Mặc dù không nghiêm trọng nhưng viêm mũi dị ứng là bệnh lý không thể chữa khỏi mà chỉ có thể điều trị để giảm bớt các triệu chứng bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng
Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng bao gồm: hắt xì, sổ mũi, nghẹt mũi, mũi ngứa, ho, đau hoặc ngứa cổ họng, ngứa mắt, chảy nước mắt. Đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Các triệu chứng nặng hơn như nhức đầu thường xuyên, các triệu chứng kiểu chàm, chẳng hạn như da cực kỳ khô, ngứa có thể phồng rộp và chảy nước, phát ban, mệt mỏi quá mức chỉ có thể xảy ra sau khi tiếp xúc lâu dài với chất gây dị ứng.
Triệu chứng hắt xì, sổ mũi rất phổ biến khi bị viêm mũi dị ứng
Thông thường, triệu chứng của viêm mũi dị ứng sẽ được chia thành hai nhóm:
Triệu chứng theo chu kỳ: các triệu chứng xuất hiện ở một khoảng thời gian nhất định trong năm, thường xuất hiện vào đầu mùa nóng hoặc đầu mùa lạnh, kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần. và sẽ lại tái phát vào đúng giai đoạn đó
Triệu chứng không theo chu kỳ: những biểu hiện viêm mũi dị ứng xuất hiện khi bất chợt khi gặp phải các tác nhân gây dị ứng, và không có tính lặp lại ở một khoảng thời gian cố định.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Khi cơ thể bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, nó sẽ giải phóng histamin, một chất hóa học tự nhiên bảo vệ cơ thể bạn khỏi chất gây dị ứng. Hóa chất này có thể gây viêm mũi dị ứng và các triệu chứng của nó, bao gồm sổ mũi, hắt hơi và ngứa mắt.
Ngoài phấn hoa, các chất gây dị ứng phổ biến khác bao gồm:
Cỏ phấn hoa
Mạt bụi
Lông động vật, nước bọt thú cưng
Lông vải từ quần áo, chăn mền
Không khí lạnh, khô
Những người mắc viêm mũi dị ứng không chỉ có phản ứng dị ứng với một loại tác nhân mà có thể là nhiều loại tác nhân khác nhau. Do đó, nếu bạn đang mắc viêm mũi dị ứng, bạn nên che chắn kĩ càng càng và vệ sinh mũi họng thường xuyên để hạn chế tối đa sự xâm nhập của các tác nhân gây dị ứng.
Dị ứng phấn hoa là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng phổ biến nhất
Chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Nếu bạn bị dị ứng nhẹ, có lẽ bạn sẽ chỉ cần khám sức khoẻ. Khi đó,, bác sĩ sẽ có thể cần thực hiện một số xét nghiệm nhất định để tìm ra kế hoạch điều trị và phòng ngừa tốt nhất cho bạn.
Test lẩy da là một trong những thử nghiệm phổ biến nhất. Bác sĩ của bạn đặt một số chất lên da của bạn để xem cơ thể bạn phản ứng với từng chất như thế nào. Thông thường, một vết sưng nhỏ màu đỏ sẽ xuất hiện nếu bạn bị dị ứng với một chất nào đó.
Xét nghiệm máu, hoặc xét nghiệm chất hấp thụ dị ứng phóng xạ (RAST) cũng rất phổ biến. RAST đo lượng kháng thể immunoglobulin E đối với các chất gây dị ứng cụ thể trong máu của bạn. Qua đó đưa ra được chẩn đoán.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Rửa mũi bằng nước muối
Bạn nên rửa chất keo mà nước mũi đọng lại này bằng nước muối để các tế bào hình sợi có thể hoạt động bình thường trở lại.
Bạn hãy pha 1/2 thìa cà phê muối vào 250ml nước. Dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết để đựng. Ngửa mặt lên cho nước muối có thể chảy vào mũi, tiếp đó nhỏ nước muối vào mũi, đồng thời hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn. Mỗi lần rửa mũi, nên xịt chừng vài ba lần, sẽ thấy có hiệu quả.
Rửa mũi bằng nước muối thường xuyên
Súc miệng bằng nước muối
Tiếp tục sử dụng nước muối với nồng độ đã pha như trên, bạn hãy súc họng 3 lần mỗi ngày.
Nước muối vào cổ họng có công dụng rửa bộ phận phát âm trong đó. Khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước muối bị tống ngược lên mũi và rửa cho mũi sạch hơn.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng, giúp bạn giữ ẩm được hệ hô hấp. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Có thể pha thêm đường hay mật nếu không quen với vị chua của chanh.
Sử dụng máy phun hơi ẩm và máy lọc không khí
Khi trời khô, chúng ta phải hít vào không khí quá khô ráo và việc này thường dẫn đến chứng sổ mũi hay nghẹt mũi. Tốt nhất là trong phòng ngủ nên có một máy phun hơi ẩm loại tự động (humidipier). Loại này thường tự phun hơi ẩm khi không khí trở nên khô, ngăn ngừa được chứng sổ mũi, nghẹt mũi.
Sử dụng máy lọc không khí trong nhà để giảm tác nhân gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng gây ra cảm giác khó chịu, bất tiện cho người mắc phải. Do đó, với những chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp bạn biết được cách khắc phục hiệu quả tình trạng bệnh của mình. Theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều kiến thức về sức khỏe bạn nhé.
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7