Triệu chứng cúm A biểu hiện thế nào - Cách chẩn đoán và điều trị cúm A ở trẻ

Triệu chứng cúm A biểu hiện thế nào - Cách chẩn đoán và điều trị cúm A ở trẻ

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước

(1 đánh giá) Điểm 5

Đầu tháng 8 hiện nay là thời điểm cúm A bùng phát mạnh mẽ, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Những triệu chứng của cúm A ở trẻ thường không rõ ràng nhưng lại tiềm ẩn khả năng biến đổi thành các biến chứng nguy hiểm. Bài viết này HENO sẽ chỉ ra những biểu hiện cúm A bất thường ở trẻ để cha mẹ chủ động theo dõi, phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời khi trẻ mắc bệnh.



    Cúm A là bệnh gì

    Cúm A là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính, tác nhân gây ra bởi các virus cúm thuộc chủng A như: A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9. Phụ thuộc vào từng chủng và thể trạng của từng người mà các triệu chứng cúm A có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Có người chỉ hắt hơi, sổ mũi thông thường nhưng cũng có trường hợp bệnh diễn biến nặng, đe dọa đến tính mạng.

    Cúm A thường bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi bất thường. Virus cúm A cũng thường xuyên thay đổi và hình thành các chủng mới với nhiều diễn biến khó lường. Chính vì vậy, việc tiêm các mũi nhắc lại là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa sự lây lan của virus cúm mùa.

    Do sức đề kháng còn kém nên trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm A hơn, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Vì vậy, ba mẹ nên chú ý bảo vệ cho trẻ, đặc biệt là trong thời điểm dịch bùng phát như hiện tại.

    Nguyên nhân gây bệnh cúm A ở trẻ

    Virus cúm A có rất nhiều chủng, tuy nhiên, những chủng virus sau đây là nguyên nhân chính khiến virus lây lan sang trẻ:

    Cúm A/H1N1

    Cúm A/H1N1 còn được gọi là “cúm lợn” do các nhà khoa học phát hiện ra chúng có nguồn gốc từ lợn. Đây là loại virus có khả năng lây lan rất nhanh, thậm chí, có thể gây viêm phổi nặng, bội nhiễm, suy đa tạng hay kể cả tử vong. 

    Virus cúm được lây truyền từ người sang người thông qua đường giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện với người bị cúm. Thời gian lây truyền của virus từ 1 ngày khi chưa xuất hiện triệu chứng bệnh cho đến 7 ngày sau khi bị bệnh. Nhóm đối tượng nguy cơ đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có khả năng lây nhiễm trong thời gian dài hơn.

    Cúm A/H5N1

    Khác với cúm A/H1N1, cúm A/H5N1 xuất phát từ gia cầm (gà, vịt, chim,...). Kể từ khi xuất hiện đến nay, cúm A/H5N1 đã gây nên nhiều đợt dịch lớn và khiến nhiều người tử vong tại hơn 15 quốc gia.

    Virus A/H5N1 có thể lây khi người tiếp xúc với bất kỳ bộ phận nào của gia cầm bị bệnh hoặc ăn phải thịt của gia cầm mắc bệnh không được chế biến kĩ. Virus cũng có khả năng lây lan từ người bệnh sang người khỏe qua đường hô hấp.

    cúm A/H5N1 xuất hiện có nguồn lây nhiễm từ gia cầm

    Cúm A/H5N1 còn được biết đến là cúm gia cầm

    Cúm A/H3N2

    Cúm A/H3N2 hiện đang là chủng cúm nguy hiểm nhất hiện nay, đặc biệt những biến chứng do chủng virus này gây nên vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong ở người bệnh. Loại virus này có tốc độ lây lan rất nhanh từ người sang người và thường xuất hiện diện rộng vào mùa thu và đạt đỉnh điểm khi bước sang đông. 

    Cúm A/H7N9

    Tương tự như cúm A/H5N1, virus cúm A/H7N9 cũng là là loại virus thường gây bệnh trên gia cầm. Tuy nhiên, triệu chứng cúm A/H7N9 này không rõ ràng khi gia cầm mắc bệnh nên cơ hội phát hiện và xử lý bệnh từ sớm rất thấp, dẫn đến dịch có nguy cơ lây lan cao và rất khó kiểm soát.

    Tuy nhiên, virus cúm A/H7N9 hiện chưa ghi nhận trường hợp lây lan từ người sang người mà mới chỉ lây nhiễm khi ta tiếp xúc với nguồn lây nhiễm là gia cầm mang mầm bệnh. 

    hình ảnh virus cúm A/H7N9

    Virus cúm A/H7N9 lây nhiễm từ gia cầm sang người

    Triệu chứng cúm A ở trẻ biểu hiện như thế nào

    Biểu hiện thường thấy khi trẻ mắc cúm A

    Đối với trẻ khi mắc cúm A, biểu hiện sẽ còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Song, theo thông tin từ CDC, dưới đây là một số triệu chứng cúm A phổ biến xuất hiện ở trẻ:

      • Sốt cao

      • Ho, sổ mũi, ngạt mũi

      • Đau họng, đau đầu

      • Trẻ bị mất nước, quấy khóc

      • Mệt mỏi, kém ăn

      • Mỏi cơ, tiêu chảy

      • Các vấn đề về xoang, đau và nhiễm trùng ở tai

      • Một số trẻ bị nôn mửa, tiêu chảy

    Biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải

    Điều nguy hiểm nhất khi trẻ mắc cúm A là những biến chứng mà trẻ có thể gặp phải. Ngoài các biểu hiện cúm A thông thường như: ho, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng,... trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trong hơn bao gồm nôn trớ, mất nước, tiêu chảy, sốt cao kèm co giật,.. Tệ hơn, một khi trẻ xuất hiện các biến chứng  suy hô hấp, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát cần phải được điều trị kịp thời kẻo nguy hại đến tính mạng của trẻ.

    Không những thế, khi trẻ mắc một trong những triệu chứng cúm A trở nặng sau, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt:

      • Trẻ sốt cao không thuyên giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt

      • Trẻ có dấu hiệu khó thở, thở gấp

      • Trẻ bị co giật, nôn mửa

      • Trẻ mệt mỏi, ngủ li bì, bỏ ăn, chân tay lạnh

    trẻ mắc cúm A bị sốt cao trên 39 độ

    Cần đưa trẻ đi khám ngay khi nhận thấy trẻ sốt cao trên 39 độ mà không thuyên giảm

    Những triệu chứng khi trẻ mắc cúm A diễn biến rất khó lường và có thể phát triển thành biến chứng nguy hiểm bất cứ lúc nào. Do đó, cha mẹ cần theo dõi trẻ thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời một khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

    Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cúm A 

    Phương pháp chẩn đoán cúm A

    Trước khi đưa ra phương án điều trị cúm A dứt điểm ở trẻ, bác sĩ cần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thông qua các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng như: RT-PCR, miễn dịch huỳnh quang, xét nghiệm nhanh (RIDTs), xét nghiệm huyết thanh,... Không chỉ thế, bác sĩ sẽ cần phải kết hợp các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân để kết hợp thêm các chẩn đoán khác.

    Cách điều trị bệnh cúm A

    Có thể điều trị các triệu chứng cúm A ở trẻ tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế tùy vào tình trạng bệnh mà trẻ mắc phải.

    Điều trị tại nhà

    Một số cách chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà hiệu quả có thể kể đến như:

      • Để trẻ nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, rộng rãi nếu là mùa hè hoặc nơi ấm áp nếu là màu đông

      • Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là nguồn chất xơ và vitamin từ rau xanh

      • Hạn chế để trẻ ra ngoài, trong trường hợp bắt buộc phải đưa trẻ ra ngoài cần phải đeo khẩu trang đầy đủ

      • Thường xuyên vệ sinh, rửa tay sạch sẽ cho trẻ

      • Tuân thủ liều dùng và hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc cho trẻ

    Điều trị tại các cơ sở y tế

      • Dựa vào kết quả xét nghiệm và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trẻ

      • Thuốc được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi là Tamiflu. Trong trường hợp tình trạng bệnh nặng hơn, sẽ cần kết hợp sử dụng thêm một số loại thuốc khác

    Các cách bảo vệ trẻ khỏi nhiễm virus cúm A

    Để hạn chế các triệu chứng cúm A nguy hiểm xảy ra ở trẻ, cách tốt nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm bệnh ngay từ sớm cho trẻ. Cha mẹ hãy thực hiện các khuyến cáo sau để bảo vệ sức khỏe cho trẻ:

      • Đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài 

      • Hướng dẫn trẻ vệ sinh, rửa tay thường xuyên

      • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng để tăng sức đề kháng cho trẻ

      • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, nơi có mầm bệnh

      • Vệ sinh nơi ở thường xuyên

      • Tiêm vắc xin cúm nhắc lại cho trẻ

      • Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng cúm cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa trẻ đi khám một khi nhận thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường

    tiêm nhắc lại vắc-xin ngừa cúm mùa để phòng tránh các biến chứng cúm A

    Tiêm nhắc lại vắc-xin phòng cúm mùa cho trẻ để ngăn ngừa sự lây lan của virus

    Hy vọng những thông tin về triệu chứng cúm A cũng như cách chẩn đoán, điều trị bệnh đề cập trong bài viết đã giúp cha mẹ có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho con tốt hơn trong mùa dịch. Cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trang Cẩm nang của HENO cha mẹ nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN