Mẹo giúp bạn phục hồi da bị cháy nắng khi vào hè

Mẹo giúp bạn phục hồi da bị cháy nắng khi vào hè

A
Admin - 10 tháng trước

Mùa hè chính là thời điểm tuyệt vời và lý tưởng cho các chuyến du lịch và tắm biển. Nhưng nếu nỗi sợ cháy nắng lại cản trở bạn thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bỏ túi những mẹo phục hồi da bị cháy nắng để bạn có thể thoải mái cho các kế hoạch mùa hè tuyệt vời của mình.



    1, Cháy nắng là gì

    Cháy nắng là phản ứng của da khi tiếp xúc trong thời gian dài với tia cực tím (UV) từ mặt trời. Khác với tia hồng ngoại, tia cực tím bạn không thể nhìn thấy hay cảm nhận được nhưng có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến làn da của bạn, nó có thể làm hỏng làn da của bạn ngay cả trong những ngày mát mẻ, nhiều mây. 

    Các dấu hiệu khi da bị cháy nắng có thể bắt đầu xuất hiện sau 10 phút và da có thể chuyển sang màu đỏ trong vòng 2 đến 6 giờ sau khi bị cháy nắng. Thậm chí, khiến da rộp đỏ, kéo dài trong 24 đến 72 giờ tới và có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để chữa lành.

    Cháy nắng nhẹ có thể được điều trị tại nhà, nhưng cháy nắng nặng và phồng rộp cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Những ảnh hưởng lâu dài của những đợt cháy nắng lặp đi lặp lại sẽ làm bạn phải đối mặt với: nếp nhăn sớm và tăng nguy cơ ung thư da , bao gồm khối u ác tính (loại ung thư da nguy hiểm nhất). DNA trong tế bào có thể bị hư hỏng, và nếu cơ thể không sửa chữa nhiều lần theo thời gian, các tế bào bất thường có thể phát triển, dẫn đến ung thư. Đây là lý do tại sao chúng ta phải phòng ngừa.

    2, Triệu chứng khi bạn bị cháy nắng

    Các triệu chứng của cháy nắng bao gồm:

      • Thay đổi màu da, từ hồng sang đỏ và thậm chí là tím

      • Da cảm thấy nóng khi chạm vào

      • Đau hoặc ngứa

      • Sưng tấy

      • Mụn nước chứa đầy chất lỏng có thể ngứa và cuối cùng vỡ 

      • Mụn nước bị vỡ bong ra để lộ lớp da mềm hơn bên dưới.

    Da bị cháy nắng sẽ thay đổi màu sắc trong vòng 2 đến 6 giờ sau khi bị cháy nắng và sự thay đổi màu sắc sẽ tiếp tục phát triển cho đến 72 giờ.

    Biểu hiện da mẩn đỏ khi bị cháy nắng

    Biểu hiện da mẩn đỏ khi bị cháy nắng

    3, Mẹo phục hồi da bị cháy nắng

    Không có cách chữa trị các triệu chứng cháy nắng ngoại trừ thời gian và sự kiên nhẫn. Điều trị nhằm mục đích giúp kiểm soát các triệu chứng trong khi cơ thể chữa lành. Một số mẹo giúp phục hồi da bị cháy nắng:

      • Uống nhiều nước , vì dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến mất nước cũng như cháy nắng.

      • Nhẹ nhàng chườm mát hoặc chườm lạnh, hoặc tắm bằng nước mát.

      • Tránh sử dụng xà phòng vì điều này có thể gây kích ứng da của bạn.

      • Nói chuyện với dược sĩ về các sản phẩm giúp làm dịu vết cháy nắng. Chọn dung dịch dạng xịt thay vì dạng kem cần phải chà xát bằng tay.

      • Đừng làm vỡ mụn nước . Cân nhắc dùng băng vết thương che vết phồng rộp ngứa để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

      • Nếu da bạn không quá đau, hãy thoa kem dưỡng ẩm. Điều này sẽ không ngăn được lớp da bị cháy bong ra, nhưng nó sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho lớp da bên dưới. Không thoa bơ lên vùng da bị cháy nắng.

      • Dùng thuốc giảm đau không kê toa, nếu cần.

      • Tránh ánh nắng mặt trời cho đến khi làn da của bạn được chữa lành hoàn toàn.


    Uống nước giúp phục hồi làn da bị cháy nắng

    Uống nước giúp phục hồi làn da bị cháy nắng

    4, Gợi ý các cách phòng tránh da bị cháy nắng

    Cháy nắng trong thời gian dài không chỉ gây ra các tổn thương ngoài da mà thậm chí còn tăng yếu tố nguy cơ bị ung thư da. Thay vì chỉ tính đến chuyện phục hồi da bị cháy nắng mà bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp sau đây để phòng tránh da khỏi bị cháy nắng:

      • Che chắn kĩ khi đi ra ngoài trời, bạn có thể bị cháy nắng khi thư giãn và thoải mái, chẳng hạn như xem thể thao ngoài trời, dã ngoại ở công viên hoặc khi chơi thể thao

      • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ cao nhất, đặc biệt là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến giờ chiều. 

      • Lựa chọn trang phục tối màu có khả năng bảo vệ tốt hơn

      • Bôi kem chống nắng cho mặt và cả body, đặc biệt là khi đi bơi, đi tắm biển

      • Tất cả trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi nên tránh ánh nắng trực tiếp khi mức độ tia cực tím từ 3 trở lên. Bạn nên sử dụng các biện pháp che chắn như ô hay  mũ rộng vành mềm cho trẻ, có thể sử dụng kem chống nắng cho trẻ khi từ 6 tháng tuổi trở lên

    bôi kem chống nắng đầy đủ để tránh da bị cháy nắng

    Bôi kem chống nắng đầy đủ để tránh da bị cháy nắng


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN