Tiêm vaccine HPV: Có phải chỉ phụ nữ mới cần tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Tiêm vaccine HPV: Có phải chỉ phụ nữ mới cần tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước

(1 đánh giá) Điểm 0

Tiêm vaccine HPV là cách giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch chống lại virus HPV gây ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan đến đường sinh dục. Vậy có phải chỉ phụ nữ mới cần tiêm vaccine HPV? Để tìm được đáp án chính xác hãy cùng HENO theo dõi bài viết này nhé!


    Vaccine HPV là gì?

    Vaccine HPV là vaccine có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, các bệnh u nhú ở bộ phận sinh dục hoặc bệnh sùi mào gà do lây nhiễm virus HPV. Bên cạnh đó, virus HPV còn gây ra một số bệnh ung thư khác như ung thư âm đạo, dương vật, hậu môn,...

    Virus HPV chủ yếu lây lan qua đường tình dục, niêm mạc họng, tiếp xúc da với da, miệng tiếp xúc với hậu môn, âm đạo hoặc dương vật của người nhiễm bệnh. Theo thống kê cho thấy khoảng 40% trường hợp lây truyền HPV do quan hệ tình dục nam nữ, 25% nữ giới có nguy cơ lây nhiễm trong 10 năm sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên.

    hình ảnh vaccine HPV

    Vaccine HPV

    Hiện nay vaccine HPV điều chế ra chỉ có thể chống lại một số type đặc biệt nhưng type 16, 18 gây ung thư cổ tử cung và 2 type 6, 11 gây sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Vaccine HPV không bắt buộc tiêm nhưng đặc biệt được khuyến cáo nên tiêm cho đối tượng là nữ giới.

    Ai cần tiêm phòng vaccine HPV?

    Vaccine HPV có tác dụng phòng ngừa chủng virus HPV gây các bệnh ung thư về đường sinh dục cho cả nam và nữ. Để tiêm phòng HPV để đạt được hiệu quả cao nhất bạn nên chú ý một số điều sau:

      • Độ tuổi: Nam và nữ ở độ tuổi từ 9- 26, chưa quan hệ tình dục là thời điểm thích hợp để tiêm vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu muốn phát huy hiệu quả tốt nhất thì bạn nên tiêm vaccine sớm từ khi 9-14 tuổi, giai đoạn còn chưa kịp phơi nhiễm với virus HPV.

      • Khi có ý định mang thai: Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai thì bạn nên tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng ngừa trong đó có vaccine HPV. Nếu bạn có ý định mang thai thì nên tiêm trước ít nhất 1 tháng tuy nhiên nếu trong quá trình tiêm mà có thai thì bạn có thể tạm hoãn các mũi còn lại để tiêm sau khi sinh.

      • Đã hoặc chưa quan hệ tình dục: Đối với những người đã quan hệ tình dục, đã tiếp xúc với virus HPV thì vẫn nên tiêm phòng bởi vì họ có thể chưa nhiễm bệnh hoặc chỉ nhiễm với một vài chủng của virus HPV.

    vaccine HPV được khuyến cáo tiêm cho cả nữa và nam giới

    Vaccine HPV được khuyến cáo tiêm cho cả nam và nữ ở độ tuổi từ 9-26

    Đặc biệt, trong trường hợp này vaccine có thể phòng ngừa một số chủng virus HPV mà họ chưa bị nhiễm. Tuy nhiên, đối với những người này hiệu quả tiêm phòng sẽ thấp hơn so với những người chưa bị nhiễm virus HPV và chưa quan hệ tình dục.

    Các loại vaccine HPV phổ biến nhất hiện nay

    Hiện nay, tại Việt Nam sử dụng 2 loại vaccine chính để tiêm phòng HPV là Cervarix của Bỉ và Gardasil của Mỹ. Đây là 2 loại vaccine an toàn, có hiệu quả cao, có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung lên đến 90% và tổn thương tiền ung thư đến 60%

    Vaccine

    Cervarix

    Gardasil

    Độ tuổi tiêm phòng

    từ 10-25 tuổi

    từ 9- 26 tuổi

    Chủng virus phòng ngừa

    HPV type 16, 18

    HPV type 6, 11, 16, 18

    Lịch tiêm

    Gồm có 3 mũi:

    • Mũi 1:  ngày bắt đầu tiêm mũi đầu tiên.

    • Mũi 2: sau 1 tháng tiêm mũi đầu tiên.

    • Mũi 3: sau 6 tháng tiêm mũi đầu tiên.


    Gồm có 3 mũi:

    • Mũi 1:  ngày bắt đầu tiêm mũi đầu tiên.

    • Mũi 2: sau 2 tháng tiêm mũi đầu tiên.

    • Mũi 3: sau 6 tháng tiêm mũi đầu tiên.

    Công dụng

    Phòng ngừa ung thư cổ tử cung gồm ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung và ung thư biểu mô vảy. 

    Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, và mụn cóc sinh dục.

    Xem thêm: Danh sách 5 điểm tiêm chủng tiêm phòng HPV uy tín tại Hà Nội

    Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine HPV

    Vaccine HPV đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và phổ biến ở Việt Nam vào những năm gần đây. Mặt dù, vaccine khá an toàn nhưng khi tiêm vẫn có thể gây ra một số phản ứng phụ cho người tiêm như:

      • Sốt nhẹ

      • Buồn nôn

      • Tiêu chảy

      • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi

      • Đau, ngứa, sưng tại vị trí tiêm

      • Ngất xỉu

    viêm sưng tại vết tiêm sau khi tiêm HPV

    Sưng tấy tại vết tiêm là phản ứng phụ thường thấy sau khi tiêm vaccine HPV

    Phản ứng phụ thông thường sau khi tiêm vaccine HPV bao gồm: sưng, đau vị trí tiêm, sốt, nổi mẩn. Nhưng thông thường, triệu chứng này sẽ mất trong 1-2 ngày sau tiêm. Nếu bạn nhận thấy sau tiêm có phản ứng bất thường như: buồn nôn, tiêu chảy, sốt kéo dài bạn nên đến ngay các cơ sở y tế khám chữa bệnh gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời.

    Tiêm vaccine là việc cần thiết và quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và những người thân xung quanh. Vì thế, để vaccine phát huy hiệu quả bạn nên tiêm càng sớm càng tốt và đúng lịch tiêm phòng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về việc tiêm vaccine HPV. Theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về các loại vaccine nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN