Mùa nồm ẩm, 5 bệnh lý này có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ

Mùa nồm ẩm, 5 bệnh lý này có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ

A
Admin - 1 năm trước

 Mùa nồm ẩm là thời tiết đặc trưng của các tỉnh phía Bắc gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của nhiều người. Vậy mùa nồm ẩm bắt đầu từ khi nào, căn bệnh nào thường mắc vào mùa nồm ẩm? Theo dõi bài viết sau của HENO để tìm hiểu nhé!


    Mùa nồm ẩm bắt đầu khi nào và kéo dài trong bao lâu?

    Thời tiết nồm ẩm diễn ra khi độ ẩm trong không khí đạt trên 90% và có thể nhận biết bằng các dấu hiệu như đọng nước trên mặt tường, đồ nội thất, nền nhà,...Thời gian bắt đầu mùa nồm ẩm là vào cuối xuân từ tháng 2 đến cuối tháng 4 và xảy ra nhiều nhất ở các tỉnh Đông Bắc Bộ của nước ta.

    Mùa nồm ẩm sẽ kéo dài bao lâu đều phụ thuộc vào các đợt gió mùa Đông Bắc tràn vào nước ta. Thông thời mùa nồm ẩm sẽ có thể diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần, mức độ nồm ẩm nặng hay nhẹ cũng đều tùy thuộc vào sự chênh lệch độ ẩm nhiệt độ giữa nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ trong không khí.

    Theo dự báo thời tiết năm nay, các đợt nồm ẩm sẽ kéo dài đến tận tháng 4, mang đến những nguy cơ gây hại cho sức khỏe của nhiều người. 

    5 bệnh lý có nguy cơ phát triển mạnh mẽ vào mùa nồm ẩm

    Vào mùa nồm ẩm khi thời tiết thay đổi cũng sẽ khiến cơ thể của chúng ta dễ mắc một số căn bệnh như:

    Bệnh đường hô hấp

    Các loại vi khuẩn gây bệnh, nấm vào mùa nồm ẩm sẽ phát tán mạnh trong không khí có độ ẩm cao khiến cho cơ thể con người dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Một số căn bệnh về đường hô hấp thường gặp như viêm phổi, dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng,...

    Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là viêm đường hô hấp rất dễ dẫn đến viêm phổi. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, sổ mũi, ho nhẹ,... mà tự điều trị bằng kháng sinh, nên đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Đồng thời, nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

    các bệnh về hô hấp thường xảy ra ở trẻ nhỏ

    Các bệnh về hô hấp thường xảy ra ở trẻ nhỏ

    Bệnh sởi

    Bệnh sởi là bệnh do virus gây ra, thường xuất hiện quanh năm nhưng bùng phát mạnh mẽ nhất vào các tháng đông-xuân, cũng là thời điểm mùa nồm ẩm diễn ra mạnh mẽ nhất. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ 1-4 tuổi, người lớn cũng vẫn có khả năng mắc phải nếu như chưa có miễn dịch. Cách hiệu quả nhất để phòng tránh lây nhiễm bệnh sởi trong mùa nồm ẩm là tiêm phòng đầy đủ vắc-xin ngay khi đến lịch.

    Cảm cúm

    Bệnh cảm cúm thường bùng phát vào mùa nồm ẩm, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bệnh có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Các chủng cúm thường gặp như AH5N1, AH1N1,... đều có các triệu chứng tương tự nhau, rất khó phân biệt để điều trị sao cho đúng.

    Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng không nên lạm dụng thuốc kháng sinh khi điều trị cảm cúm vì sẽ dẫn đến khả năng bị nhờn thuốc rất cao.

    Xem thêm: Mùa ẩm nồm, chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết với 7 thói quen sau

    coi chừng với bệnh cảm cúm vào mùa nồm ẩm

    Coi chừng với bệnh cảm cúm vào mùa nồm ẩm

    Thủy đậu

    Bệnh thủy đậu cho virus Varicella Zoster gây ra, khi phát bệnh thì cơ thể của người bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ, trong gây ngứa ngáy. Thời tiết mùa nồm là điều kiện rất tốt để cho loại virus này lây lan và phát triển. Người khi mắc bệnh này nếu không được điều trị đúng cách sẽ có thể bị nhiễm trùng cao, để lại sẹo hoặc nặng hơn có thể gây biến chứng như viêm phổi, viêm màng não.

    Tiêu chảy cấp

    Nguyên nhân của bệnh này là do nhóm virus đường ruột gây ra như các loại vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng hoặc virus rota,...Nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy thường là do ăn uống không khoa học, mất vệ sinh hoặc do ô nhiễm từ môi trường. Bệnh này có tính lây nhiễm cao và phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Người mắc bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dễ bị mất nước và dẫn đến tử vong. 

    Các bệnh về da

    Khi độ ẩm trong không khí tăng cao cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển và gây ra các nhiều bệnh về da như dị ứng da, viêm da, nấm da… Do đó, cần phải làm sạch da kĩ càng và có chu trình dưỡng da hợp lý trong mùa nồm ẩm.

    Xem thêm: Cách chăm sóc da mùa nồm tránh các bệnh về da liễu

    mẩn ngứa, dị ứng da rất phổ biến khi trời nồm

    Mẩn ngứa, dị ứng da rất phổ biến khi trời nồm

    Cách phòng ngừa bệnh vào mùa nồm ẩm hiệu quả

    Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh vào mùa nồm ẩm các bạn có thể tham khảo và áp dụng:

      • Giữ vệ sinh nơi ở: Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thông thoáng, có thể sử dụng thêm điều hoà nhiệt độ, máy hút ẩm, máy lọc không khí để điều hòa không khí trong nhà tốt hơn.

      • Vệ sinh các đồ dùng cá nhân: Mùa nồm ẩm sẽ khiến quần áo sau khi giặt của bạn lâu khô nên bạn có thể dùng máy sấy, bàn là để làm khô quần áo. Việc này sẽ hạn chế quần áo bị nấm mốc gây dị ứng và các bệnh về da.

      • Có chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp: Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.

      • Tham khảo ý kiến của bác sĩ:Nếu bạn mắc sẵn các bệnh mãn tính thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc, các biện pháp để kiểm soát bệnh tốt hơn trong điều kiện thời tiết nồm ẩm. Khi có những dấu hiệu bất thường thì nên đến ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị.

    Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại trừ các loại mầm bệnh vào mùa nồm

    Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại trừ các loại mầm bệnh vào mùa nồm

    Thời tiết mùa nồm ẩm rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và lây lan ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của bạn. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể nhiều phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả vào thời tiết này. Theo dõi HENO ngay để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN