Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khác gì so với ở trẻ em

Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khác gì so với ở trẻ em

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Nhiều người nghĩ sốt xuất huyết chỉ xảy ra ở trẻ em còn người lớn sức đề kháng tốt nên không lo. Nhưng trên thực tế, ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết. Thậm chí, các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn cũng rất đáng lo ngại. Vậy thì triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khác gì ở trẻ em, hãy cùng HENO tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.



    Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn có cùng nguyên nhân với ở trẻ em?

    Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là do sự lây nhiễm của virus Dengue. Hiện có 4 chủng huyết thanh  khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus này được lan truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh bởi vật thể trung gian là muỗi vằn. Đặc biệt, bệnh xuất hiện nhiều nhất mỗi khi trời nồm ẩm hay vào mùa mưa.

    Virus Dengue có thể xuất hiện và gây bệnh ở cả trẻ em và người lớn. Do có sức đề kháng yếu hơn nên sốt xuất huyết phổ biến với trẻ em hơn, nhất là ở độ tuổi 9-12. Tuy nhiên, người lớn cũng không nên chủ quan với căn bệnh này, bởi các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

    muỗi vằn là tác nhân gây các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

    Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết ở cả người lớn và trẻ em

    Xem thêm: Sốt xuất huyết dengue bùng phát trở lại: Coi chừng các biến chứng nguy hiểm

    Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

    Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn có nhiều điểm tương đồng với sốt xuất huyết ở trẻ em. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp phải một trong 2 trường hợp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng. 

    Trường hợp sốt xuất huyết thể nhẹ

    Khi bị ở thể nhẹ, người bệnh thường có các biểu hiện điển hình và không có biến chứng. Bắt đầu bằng biểu hiện: sốt, sau đó sẽ có các biểu hiện khác theo sau là: sốt cao trên 40 độ, đau đầu, đau vùng phía sau mắt, phát ban, đau cơ và khớp, có thể bị nôn mửa. Các biểu hiện này  rất giống với cảm nắng hoặc cảm lạnh, trúng gió, do đó nhiều người chủ quan không để ý.

    phát ban khi mắc sốt xuất huyết ở người lớn

    Phát ban là triệu chứng sốt xuất huyết thường gặp nhất ở người lớn

    Trường hợp sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng

    Nếu nặng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng, có thể là xuất huyết đường tiêu hóa với các biểu hiện như sốt nhẹ, đau đầu, không phát ban. Sau khoảng 2 ngày, có biểu hiện như: đại tiện ra máu, phân đen, có các nốt chấm xuất huyết trên da, cơ thể mệt mỏi. 

    Nếu bị xuất huyết não sẽ khó nhận ra hơn vì người bệnh thường chỉ bị đau đầu, sốt, sau đó nặng hơn mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến liệt nửa người sau đó dẫn tới tử vong

    Triệu chứng sốt xuất huyết Dengue

    Đây là mức độ nặng nhất của sốt xuất huyết, sẽ có cả những triệu chứng của sốt xuất huyết nhẹ và triệu chứng khác như huyết tương ngoài mạch máu, chảy máu, huyết áp hạ,... 

    Nhiều người sẽ bị những triệu chứng này khi bị nhiễm ở các lần sau, vì khi đó cơ thể đã có miễn dịch với một loại kháng nguyên virus, sau khoảng 2 - 5 ngày mắc bệnh thì bệnh sẽ có tiến triển nặng và có thể gây tử vong.

    Phương pháp điều trị sốt xuất huyết ở người lớn

    Thực tế, có nhiều người không biết sốt xuất huyết ở người lớn sẽ điều trị như thế nào để ngăn ngừa các biến chứng. Theo nhiều chuyên gia, sốt xuất huyết có nguy cơ gây biến chứng và có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh rất cao. Vì thế, việc xác định độ nặng nhẹ của bệnh là cần thiết để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

      • Giai đoạn tự chữa bệnh tại nhà: Khi có biểu hiện sốt từ 2-7 ngày, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà và cách duy nhất là hãy cấp đủ nước cho người bệnh

      • Giai đoạn nhập viện thời gian ngắn: Khi điều trị tại nhà bằng việc bù nước cho người bệnh không hiệu quả hoặc người bệnh có những điểm xuất huyết dưới da hoặc ở niêm mạc, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện. 

      • Giai đoạn nhập viện thời gian dài: Nếu có các biểu hiện như chân tay lạnh, sốt li bì, khó thở, mạch yếu,... thì bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị ngay

    Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị, chủ yếu vẫn đang là điều trị các triệu chứng. Thường ở thể nhẹ sẽ tự theo dõi và chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt, lau người khi bị sốt cao. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm nếu cần.

    Cách phòng ngừa sốt xuất huyết 

    Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua muỗi vằn là đường trung gian. Do đó, biện pháp để phòng ngừa hiệu quả nhất cho cả người lớn và trẻ nhỏ chính là: 

      • Giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng đãng, tiêu diệt muỗi bằng cách đốt hương, phun thuốc diệt muỗi

      • Không trữ nước trong nhà, nhất là trong các chum, vại

      • Diệt bọ gậy, loăng quăng, vệ sinh môi trường chứa nước đọng

      • Phát quang bụi rậm và buông màn khi ngủ để tránh muỗi

    Xem thêm: Mùa ẩm nồm, chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết với 7 thói quen sau

    vệ sinh nhà cửa để phòng tránh sốt xuất huyết

    Vệ sinh nơi các đọng nước trong nhà để tránh muỗi, phòng chống sốt xuất huyết 

    Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, cần phải theo dõi và chữa trị kịp thời nếu không sẽ để lại các biến chứng. Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn gần giống với các triệu chứng ở trẻ em, do đó mọi người cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đừng quên theo dõi HENO để biết thêm nhiều hơn các thông tin về bệnh mùa hè nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN