Cách chữa bệnh chân tay miệng tại nhà mà ba mẹ cần biết

Cách chữa bệnh chân tay miệng tại nhà mà ba mẹ cần biết

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Thời tiết mùa hè cũng chính là thời điểm bùng phát  bệnh  chân tay miệng. Trước dấu hiệu gia tăng không ngừng nghỉ các ca bệnh thì cách chữa bệnh chân tay miệng tại nhà lại là lựa chọn tối ưu. Bài viết này HENO sẽ cung cấp các cách chữa bệnh tại nhà hiệu quả cho trẻ mà các ba mẹ nên biết sau đây. 



    Bệnh chân tay miệng là gì?

    Bệnh chân tay miệng ở trẻ bắt nguồn từ việc bị nhiễm virus cấp tính, theo đó lây qua đường tiêu hóa và gây thành dịch lớn. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì trẻ ở độ tuổi lớn hơn hoặc ngay cả người trường thành cũng có thể mắc bệnh.

    Ở nước ta, bệnh chân tay miệng ở trẻ diễn ra quanh năm và ở khắp tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Theo thống kê, vào khoảng thời gian từ các tháng 3-5 và tháng 9-11 thường ghi nhận số ca mắc cao nhất trong năm. 

    Bệnh chân tay  miệng có tốc độ lây lan rất nhanh và rất nguy hiểm với nhiều biến chứng như viêm cơ tim, viêm phổi cấp, viêm màng não,.. thậm chí có thể tử vong nếu phát hiện trễ.

    Biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Biểu hiện phát ban khi trẻ mắc tay chân miệng

    Bệnh tay chân miệng có lây không?

    Trên thực tế bệnh chân tay miệng có lây và có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác bằng cách:

    • Lây bệnh gián tiếp: Thông qua việc cầm nắm những đồ vật bị nhiễm virus gây bệnh thường là đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa, đồ vật xung quanh trẻ,...Sau đó, trẻ vô tình cho tay bị dính virus vào miệng.

    • Lây bệnh trực tiếp: Bệnh thường  lây qua đường tiêu hóa khi trẻ tiếp xúc hoặc ăn uống chung, tiếp xúc với dịch tiết hoặc nước bọt từ trẻ bị nhiễm bệnh.

    Ngoài ra, trẻ cũng có thể nhiễm bệnh qua một số cách khác như:

    • Vệ sinh cá nhân không đảm bảo: Đây là cơ hội tuyệt vời cho virus tiếp cận và gây bệnh ở trẻ. Nguyên nhân có thể là do việc vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, trẻ không rửa tay chân bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên trước khi tiếp xúc với đồ ăn,...

    • Trẻ tiếp xúc nhiều với các trẻ khác ở nơi đông người: Việc tiếp xúc với trẻ khác ở các nơi đông người hoặc nơi công cộng như công viên, khu vực vui chơi, trung tâm giải trí,... làm nguy cơ  lây nhiễm bệnh cho trẻ.

    Cách chữa bệnh chân tay miệng tại nhà cho trẻ

    Đối với trẻ mắc bệnh chân tay miệng nhưng chỉ sốt nhẹ dưới 38,5 độ kèm theo một số triệu chứng như loét miệng, phát mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Đồng thời trẻ vẫn ở trạng thái tỉnh táo, chơi bình thường thì sẽ được bác sĩ cho điều trị tại nhà.

    Sau đây HENO sẽ chia sẻ với ba mẹ cách chữa bệnh chân tay miệng tại nhà hiệu quả như sau:

    Chăm sóc dinh dưỡng: 

    Cần cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt, ba mẹ nên chú ý cho trẻ uống nhiều nước và đặc biệt nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. 

    Có thể dùng các loại thìa mềm khi cho trẻ ăn, không cho trẻ ngậm vú giả, không có trẻ ăn hoặc uống đồ có vị cay, chua dễ làm đau họng trẻ.

    bố sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để chữa bệnh tay chân miệng

    Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng cho trẻ

    Thực hiện cách ly và vệ sinh cho trẻ

    Ba mẹ nên cách ly trẻ bị nhiễm bệnh với các trẻ khác trong nhà. Những người tiếp xúc và chăm sóc cho trẻ bị bệnh cần đeo khẩu trang và vệ sinh bằng xà phòng khử trùng để hạn chế lây nhiễm cho các trẻ khác.

    Quần áo, đồ dùng của trẻ bị nhiễm bệnh cần được ngâm sát khuẩn cloramin B hoặc nước sôi trước khi mang đi giặt. Kể cả đồ chơi, ly, chén, muỗng của trẻ cũng cần sử dụng riêng và khử trùng. Mặc khác, cũng nên tắm rửa và vệ sinh cho trẻ bị bệnh bằng ngày để tránh nhiễm khuẩn.

    Sử dụng thuốc cho trẻ

    Tất cả các loại thuốc dùng cho trẻ nên có sự chỉ định của các bác sĩ. Trường hợp trẻ số có thể dùng paracetamol để giảm đau hạ sốt. Có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ như phosphalugel hoặc varogel để giảm đau miệng do những vết loét cho trẻ. 

    Ngoài ra, cần bù đủ nước khi trẻ có triệu chứng sốt cao. Ba mẹ nên thường xuyên dùng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh miệng cho trẻ. Đặc biệt ở những vùng da bị thương có thể thoa dung dịch sát khuẩn để tránh hiện tượng bội nhiễm cho trẻ.

    Theo dõi và xử lý tình trạng bệnh của trẻ

    Ba mẹ nên theo sát trẻ và các triệu chứng của trẻ trong tuần đầu nhiễm bệnh, nên đưa trẻ đi khám tại cơ quan y tế gần nhất nếu có biến chứng nguy hiểm bất ngờ như sốt cao bất thường, co giật, nôn ói nhiều, da nổi bông,vã mồ hôi, bỏ ăn bỏ bú,..

    Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng hiệu quả cho trẻ

    Hiện nay thì vẫn chưa tìm được vắc xin phòng ngừa bệnh chân  tay miệng cho trẻ. Nên theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì các ba mẹ có thể phòng ngừa bệnh chân tay miệng cho trẻ bằng một số cách như sau:

      • Vệ sinh tay chân thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày cho cả bé và người lớn trong nhà. Đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bồng bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh cho trẻ.

      • Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống như ăn chín, uống chín, vật dụng dùng trong ăn uống phải được vệ sinh kỹ có thể tráng hoặc ngâm qua nước nóng. Sử dụng nước sạch cho sinh hoạt mỗi ngày, không mớm đồ ăn cho trẻ, không nên cho trẻ bốc thức ăn bằng tay, không  mút tay, không ngậm mút đồ chơi. Ngoài ra không nên để trẻ sử dụng khăn, cốc, bát, muỗng, đồ chơi chưa qua khử trùng và vệ sinh.

      • Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng trẻ hay tiếp xúc như đồ chơi, mặt bàn, đồ dùng học tập, tay nắm cửa, sàn nhà bằng chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa.

      • Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người nghi ngờ có nguy cơ mắc bệnh hoặc người mắc bệnh.

      • Sử dụng nhà vệ sinh an toàn, chất thải của người bệnh cần được xử lý an toàn.

      • Nhất là khi phát hiện trẻ có những triệu chứng mắc bệnh thì cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất.

    Vệ sinh tay chân cho trẻ thường xuyên để phòng tránh bệnh chân tay miệng

    Bệnh chân tay miệng sẽ là bệnh nguy hiểm ở trẻ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Hy vọng qua cách chữa bệnh chân tay  miệng tại nhà mà bài viết đã chia sẻ có thể giúp các ba mẹ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc các bé hơn. Theo dõi HENO để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về cách chăm sóc sức khỏe cho các bé hiệu quả nhé.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN