Cảnh báo viêm gan cấp tính "bí ẩn" ở trẻ - Cha mẹ cần biết điều gì
Tháng 5 vừa qua, tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra cảnh báo về bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 16 tuổi. Đây là bệnh lý nghiêm trọng, đã ghi nhận trường hợp trẻ tử vong do suy gan nặng không thể điều trị. Do đó, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây để bảo vệ sức khỏe cho con.
Viêm gan bí ẩn là bệnh gì? - Đối tượng nào dễ mắc căn bệnh này
Theo cảnh báo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân nay đã xuất hiện ở 23 quốc gia với gần 300 trường hợp trẻ mắc bệnh. Số lượng trẻ bị bệnh lớn nhất là tại Vương quốc Anh (114 trường hợp), theo đó là Tây Ban Nha (13 trường hợp), Isarel (12 trường hợp) Mỹ (9 trường hợp)….
Bệnh lý này xuất hiện chủ yếu ở trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi khỏe mạnh, không có bệnh kèm theo, phổ biến nhất là trẻ em dưới 10 tuổi. Trong số đó, có 10% trường hợp viêm gan bị diễn biến nặng, cần phải tiến hành ghép gan.
Hiện nay, tại Việt Nam, vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh viêm gan cấp tính “bí ẩn”. Tuy nhiên, bộ Y tế đã cảnh báo và ra hướng dẫn tới các cơ quan y tế tại địa phương để chủ động ứng phó một khi bệnh lan rộng tại nước ta.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ nhỏ
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ. Chỉ biết rằng thực hiện các xét nghiệm sinh hóa chẩn đoán bệnh, đều không phát hiện ra sự có mặt của các loại virus gây viêm gan A, B, C, D, E thông thường.
Một trong những nguyên nhân mới nhất được tìm ra có thể là do trẻ bị nhiễm Adenovirus 41. Đây là loại virus thường gây cảm lạnh hoặc có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp ở trẻ em. Phần lớn trẻ mắc viêm gan bí ẩn đều có xét nghiệm dương tính với loại virus này. Tuy nhiên, cũng chưa có căn cứ đầy đủ để khẳng định Adenovirus là tác nhân chính gây ra căn bệnh viêm gan ở trẻ.
Adenovirus hiện đang được cho là nguyên nhân chính gây viêm gan bí ẩn ở trẻ
Cũng có một số giả thuyết cho rằng COVID-19 gây nên các viêm gan cấp ở đối tượng trẻ em. Theo thống kê từ WHO, trong số 74 trẻ mắc bệnh được tiến hành xét nghiệm thì có 20 trường hợp trẻ dương tính với virus SARS-CoV-2. Vì vậy, cũng cần cực kỳ cẩn thận và cần theo dõi sát sao kể cả sau khi trẻ đã âm tính với COVID-19 đề phòng ngừa các triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến gan.
Xem thêm: Bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ có phải là di chứng sau tiêm vắc-xin COVID-19?
Bệnh này có nguy hiểm không?
Điều đáng lo ngại nhất về bệnh viêm gan cấp tính xảy ra ở trẻ em là mức độ biểu hiện của bệnh. Có trường hợp bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ giống các loại bệnh cảm cúm và tiêu chảy thông thường, nhưng cũng có trường hợp nguy kịch cần phải tiến hành ghép gan. Theo thống kê từ CDC, đã có ít nhất 5 trẻ tử vong vì căn bệnh này.
Bố mẹ không nên chủ quan khi con có các biểu hiện ho, viêm họng, khó thở, tiêu chảy và nhầm lẫn với các triệu chứng COVID-19 mà không đưa trẻ đến xơ sở y tế để khám bệnh và xét nghiệm kịp thời, dẫn đến bệnh trở nặng, can thiệp điều trị muộn, gây ra các biến chứng đáng tiếc.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng bởi trẻ vẫn có khả năng phục hồi sức khỏe sau khi mắc bệnh. Đặc biệt, trẻ cần được tiêm phòng bệnh đầy đủ, đặc biệt là tiêm chủng ngừa viêm gan để đảm bảo hệ miễn dịch cho trẻ.
Triệu chứng biểu hiện của bệnh viêm gan ở trẻ
Biểu hiện của bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân cũng tương tự như các bệnh do nhiễm virus viêm gan A, B, C, D, E gây ra. Trẻ sẽ có các triệu chứng bao gồm: sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, nước tiểu sẫm màu hoặc phân nhạt màu. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý nếu trẻ xuất hiện biểu hiện vàng da hoặc vàng mắt bởi đây là các dấu hiệu đặc trưng khi gan bị tổn thương.
Khi nhận thấy các biểu hiện trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Để chẩn đoán chính xác trẻ có mắc bệnh không, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành xét nghiệm men gan và các chỉ số sinh hóa liên quan đến chức năng gan khác.
Vàng da, vàng mắt là biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm gan ở trẻ
Hiện nay, do chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ nên vẫn chưa có phác đồ điều trị chuẩn cho căn bệnh này. Trong trường hợp bệnh diễn biến nguy kịch, ghép gan vẫn là biện pháp tối ưu nhất và hiện đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Xem thêm: Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh viêm gan "bí ấn" ở trẻ em
Phòng tránh viêm gan cấp tính như thế nào
Để phòng tránh bệnh lý này xảy ra với con em mình, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp phòng chống sau:
Tăng cường chức năng gan
Để đảm bảo một lá gan khỏe mạnh cha mẹ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, đồng thời, rèn luyện thể chất cho trẻ. Để làm được điều đó, các bậc phụ huynh cần:
Bổ sung thêm chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Bổ sung vitamin A, B, C, E giúp tăng cường chức năng gan
Hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ hoặc nhiều đường vì gây ảnh hưởng đến men gan
Uống đủ nước giúp đảm bảo chức năng thải độc gan
Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ
Rèn luyện thói quen vận động thể thao (đi bộ, bơi lội, tập yoga,...) thường xuyên cho trẻ
Hạn chế tác nhân gây bệnh
Adenovirus và SARS-CoV2 vẫn đang là “kẻ tình nghi” gây nên bệnh lý viêm gan cấp tính ở trẻ. Vì vậy, cần có biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của loại virus này. Các biện pháp đó bao gồm:
Đeo khẩu trang thường xuyên ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus qua đường hô hấp
Sát khuẩn tay thường xuyên
Giữ vệ sinh nơi ở thông thoáng, sạch sẽ
Đảm bảo ăn chín, uống sôi, tránh thức ăn chế biến sẵn ở ngoài
Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc nguồn lây bệnh
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ: bao gồm vắc-xin phòng bệnh viêm gan cũng như các loại virus khác
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ giúp phòng ngừa bệnh viêm gan “bí ẩn”
Viêm gan cấp tính “bí ẩn” là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm xảy ra ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này, đã giúp bố mẹ biết những thông tin cần thiết về bệnh lý này để chủ động phòng tránh cho con trẻ. Cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích về sức khỏe trên trang Cẩm nang của HENO bạn nhé!
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7