Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

A
Admin - 1 năm trước

Sức đề kháng kém, môi trường ô nhiễm là hai trong nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết ở trẻ em - một bệnh lý gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của bé. Hãy cùng HENO tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này và cách điều trị dị ứng thời tiết tại nhà cho bé nhé!


    Lý giải vì sao trẻ em thường bị dị ứng thời tiết

    Do tác nhân bên ngoài môi trường

    Tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ em thường xuất hiện bởi da của các bé còn rất mỏng và non nớt, vậy nên rất dễ bị kích ứng nếu có sự thay đổi đột ngột từ các tác nhân bên ngoài tác động đến da. 

    Theo một số nghiên cứu khoa học, khi thời tiết thay đổi đột ngột, làm nhiệt độ môi trường chênh lệch đáng kể sẽ sản sinh ra một lượng lớn chất Histamin, chất này gây ra các biểu hiện dị ứng không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em.

    Ngoài ra, việc trẻ em tiếp xúc trực tiếp với nấm mốc, các loại phấn hoa,.. cũng có nguy cơ gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ.

    Các tác nhân môi trường là nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết ở trẻ em

    Các tác nhân môi trường là nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết ở trẻ em

    Do hệ miễn dịch của trẻ không tốt

    Bên cạnh các tác nhân từ bên ngoài môi trường, việc hệ miễn dịch của bé không đủ sức đề kháng cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng bởi cơ thể không đủ khỏe để tự chống chọi với các bệnh lý.

    Các biểu hiện cho thấy trẻ bị dị ứng thời tiết 

    Các triệu chứng cho thấy trẻ em bị dị ứng thời tiết tương đối rõ ràng, ba mẹ có thể dễ dàng nhận biết để tìm kiếm phương pháp chữa trị kịp thời cho con. Khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, rất có thể bé đã bị dị ứng thời tiết:

    • Trẻ cảm thấy da ngứa ngáy khó chịu

    • Xuất hiện triệu chứng viêm mũi dị ứng: hắt hơi, sổ mũi,..

    • Sốt và kèm theo các triệu chứng chảy nước mắt, viêm kết mạc,..

    • Trẻ có dấu hiệu biếng ăn, thường xuyên mất tập trung

    • Người trẻ nổi mẩn đỏ, phát ban, mề đay cấp tính

    Dị ứng thời tiết khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu

    Dị ứng thời tiết khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu

    Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý để tránh nhầm lẫn giữa dị ứng thời tiết ở trẻ em và bệnh cảm lạnh. Bởi, các triệu chứng của hai bệnh này tương đối giống nhau như chảy nước mũi, hắt hơi, sụt sịt,.. Vậy nên ba mẹ cần tìm hiểu kỹ và quan sát tình trạng của bé để không bị nhầm lẫn.

    Biện pháp, cách điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em tại nhà

    Nếu ba mẹ quan sát thấy trẻ nhỏ có những biểu hiện dị ứng thời tiết cần bình tĩnh và tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những trường hợp không đáng có. 

    Tuyệt đối không tùy ý mua và sử dụng thuốc để chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em mà không có chỉ định của bác sĩ

    Tuyệt đối không tùy ý mua và sử dụng thuốc để chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em mà không có chỉ định của bác sĩ

    Ba mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây để bảo vệ sức khỏe của bé trước bệnh lý dị ứng thời tiết:

    • Hạn chế đưa bé ra ngoài khi không thực sự cần thiết. Trường hợp bắt buộc phải ra đường, ba mẹ cần lưu ý trang bị đầy đủ áo ấm, khăn cổ, mũ,... cho bé.

    • Cần chú ý vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh để bé tiếp xúc những nơi ẩm mốc, những vị trí nhiều bụi bẩn như kho chứa đồ.

    • Thường xuyên thay mới và làm sạch chăn ga gối, hạn chế để quá nhiều đồ vải trong phòng như thú nhồi bông, thảm, rèm.

    Làm sạch chăn ga thường xuyên để ngừa nguy cơ dị ứng thời tiết ở trẻ em

    Làm sạch chăn ga thường xuyên để ngừa nguy cơ dị ứng thời tiết ở trẻ em

    • Cần bổ sung các loại vitamin cần thiết cho bé nhằm tăng cường sức đề kháng

    • Ba mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm có tính mát như: cá, rau xanh, hoa quả,... Đồng thời bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ để phòng chống, ngăn ngừa các tác hại của dị ứng thời tiết.

    • Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao, sổ mũi, ho,... cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được tư vấn. 

    Dị ứng thời tiết ở trẻ em không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên lại mang đến nhiều khó chịu cho bé, và cho ba mẹ vì bệnh khiến trẻ lười ăn và thường xuyên quấy khóc. Vì vậy, khi xuất hiện các biểu hiện bất thường, ba mẹ cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn, khám chữa.

    Đừng quên theo dõi HENO để cập nhật các thông tin về sức khỏe nhanh nhất bạn nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN