Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy: Nên và không nên ăn gì

Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy: Nên và không nên ăn gì

A
Admin - 1 năm trước

Tiêu chảy là tình tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là các bé từ 6 tháng đến 2 tuổi. Trẻ khi bị tiêu chảy thường chán ăn, sụt cân nhanh chóng thậm chí có thể gây suy dinh dưỡng. Vì thế, việc trẻ tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh chóng khỏe là vấn đề được rất nhiều các ông bố bà mẹ quan tâm. Cùng HENO tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!



    Dấu hiệu khi bị tiêu chảy

    Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ đi tiêu nhiều hơn so với bình thường ( khoảng từ 3-5 lần/ ngày), phân của trẻ lỏng hơn nước kèm theo đó là dịch nhầy, có mùi hôi, tanh chua khó chịu. Tình trạng tiêu chảy của trẻ sẽ có thể kéo dài đến 14 ngày, đặc biệt tình trạng tiêu chảy sẽ diễn ra nặng ở những ngày đầu. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như sốt, chán ăn, buồn nôn, mất nước, sụt cân, quấy khóc,....

    Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì? Lưu ý khi dùng thuốc trị tiêu chảy cho trẻ

    Khi trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Không nên ăn gì?

    Khi trẻ bị tiêu chảy thường rất biếng ăn nên sẽ khiến trẻ có thể bị sụt cân, gây còi cọc, suy dinh dưỡng và nếu kéo dài có thể khiến trẻ bị mất nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, các ba mẹ cần phải hết sức quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng.

    Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

      • Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và còn đang bú mẹ

    Các mẹ tiếp tục cho trẻ bú như bình thường và có thể tăng số lần bú của trẻ lên để giúp trẻ bù lượng nước đã mất đi và giảm tình trạng tiêu chỉ hơn. Đồng thời, khi trẻ bị tiêu chảy các mẹ cũng nên ăn nhiều đồ bổ hơn để tiết sữa đủ cung cấp cho trẻ.

    Với trẻ uống sữa công thức thì các mẹ nên cho trẻ bú từng ít và chia thành nhiều cử trong ngày. Các mẹ có thể pha loãng sữa để giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn.

    Vẫn nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ khi bị tiêu chảy

    Vẫn nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ khi bị tiêu chảy

      • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

    Ngoài bú sữa mẹ, các mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai tây, sữa, thịt nạc, thịt gà, cà rốt, hồng xiêm, chuối tiêu, sữa đậu nành, sữa chua,... để chế biến các món ăn mềm, dễ tiêu hóa cho trẻ như cháo hoặc súp,... Đồng thời, mẹ cần phải nấu kỹ thức ăn cho trẻ, đảm bảo vệ sinh để tránh làm cho trẻ bị tiêu chảy nặng hơn. Mẹ còn có thể bổ sung các chất béo như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương,... vào các bữa ăn cho trẻ.

    Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả chín như cam, xoài, chuối,... để tăng lượng kali giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Và đặc biệt mẹ cần phải cho trẻ uống bù nước ngay sau mỗi lần đi tiêu bằng nước dừa, nước cháo loãng hoặc các chất điện giải bằng Oresol để tránh trẻ bị mất nước nghiêm trọng.

    Các mẹ có thể bổ sung cho trẻ khi bị tiêu chảy các loại men vi sinh để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiêu chảy, ức chế các loại vi khuẩn gây hại và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch tại đường ruột để giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

    Bổ sung men vi sinh khi trẻ bị tiêu chảy

    Bổ sung men vi sinh khi trẻ bị tiêu chảy

    Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?

    Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cho trẻ thì các mẹ cũng cần phải ghi nhớ một số loại thức ăn trẻ không nên ăn khi bị tiêu chảy như:

      • Các loại thức ăn có chứa nhiều đường như kẹo, nước giải khát,... để tránh tình trạng tiêu chảy của trẻ chuyển biến nặng do tăng lực thẩm thấu ở ruột.

      • Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như măng, rau cần, ngô, đỗ,... khiến trẻ khó tiêu hóa. Đặc biệt là các loại thức ăn không được nấu chín như rau sống, nem chua, mắm tôm, gỏi cá,...

      • Một số loại trái cây hoặc nước ép như mận, đào lê,... vì chứa nhiều đường khiến trẻ khó tiêu hóa, gây đầy hơn và khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

      • Các món chiên xào như khoai tây chiên, thịt xào, rau xào, gà rán,... vì sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa, làm suy yếu hệ vi sinh đường ruột khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi,...

    Không nên khuyến khích trẻ ăn nhiều đồ ngọt khi đang bị tiêu chảy

    Không nên khuyến khích trẻ ăn nhiều đồ ngọt khi đang bị tiêu chảy

    Cách giúp trẻ phòng ngừa tiêu chảy

    Tình trạng tiêu chảy ở trẻ hầu như không thể phòng tránh hoàn toàn, tuy nhiên vẫn có một số cách giúp trẻ giảm nguy cơ bị tiêu chảy mà các mẹ nên biết như sau:

      • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và có thể duy trì đến khi trẻ 1 tuổi. Đây là khuyến nghị của nhiều chuyên gia và cũng là cách giúp trẻ phát triển toàn diện hệ miễn dịch. ngăn ngừa nhiều bệnh lý và trong đó có cả tiêu chảy.

      • Mẹ và bé nên thường xuyên rửa tay xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, 

      • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ đang bị tiêu chảy,

      • Cho trẻ ăn chín uống sôi, hạn chế uống nước trái cây và các loại thức uống có chứa nhiều đường.

      • Vệ sinh khu vực sống của trẻ sạch sẽ.

      • Rửa sạch rau củ, trái cây trước khi cho trẻ ăn.

      • Không cho trẻ sử dụng các loại sữa hoặc thực phẩm khi có dấu hiệu hư hỏng

      • Trẻ nhỏ thường có thói quen ngậm đồ chơi vào miệng nên mẹ cần phải thường xuyên rửa đồ chơi cho trẻ, tránh các loại ký sinh trùng bám vào

      • Hạn chế cho trẻ dùng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh khi không cần thiết

      • Sử dụng vacxin ngừa virus rota cho trẻ đầy đủ.

    Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

    Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

    Tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ tuy nhiên tiêu chảy có thể trở thành bệnh lý nguy hiểm nếu các ba mẹ không có biện pháp chăm sóc và ngăn ngừa cho trẻ. Hy vọng những chia sẻ về trẻ tiêu chảy nên ăn gì trên của HENO sẽ giúp các ba mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc trẻ tốt hơn. Theo dõi chuyên mục Bệnh trẻ em để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN