Hướng dẫn chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp tại nhà từ A-Z

Hướng dẫn chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp tại nhà từ A-Z

A
Admin - 10 tháng trước

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần một ngày, với tính chất phân lỏng, có khi chỉ toàn nước. Mất nước chính là một triệu chứng rất nguy hiểm khi bị tiêu chảy cấp, nếu không điều trị và chăm sóc kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy bố mẹ cần có những kiến thức cơ bản nhất về tiêu chảy cấp để có thể chăm sóc tốt cho trẻ, tránh những biến chứng nặng không mong muốn.



    1. Bù nước và điện giải nhanh và đầy đủ cho trẻ

    Đây là điều cần thiết nhất cho một trẻ bị tiêu chảy. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này trẻ sẽ bị thiếu nước và có những biến chứng nặng hơn. Khi trẻ bị tiêu chảy, nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nếu trẻ còn đang bú mẹ thì mẹ sẽ cho trẻ bú nhiều hơn nữa và bú bất kỳ khi nào trẻ có nhu cầu (vì sữa mẹ cũng giúp bổ sung lượng nước và điện giải cần thiết). Trẻ lớn hơn (trên 6 tháng đến 5 tuổi) nên được bù nước qua đường uống với bất cứ loại nước uống nào nếu trẻ muốn, ví dụ như nước canh, nước cháo loãng, nước dừa. .. hoặc dung dịch Oresol. Tốt nhất là dùng dung dịch Oresol áp lực thẩm thấu thấp. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi bố mẹ dùng Oresol cho con: 

      • Pha cả gói với lượng nước lọc theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất, không lấy ít nước hơn, và cũng không pha loãng hơn. Sau khi pha không được để quá 24h, nếu quá 24h mà trẻ không uống hết cần đổ đi, nghiêm cấm việc bảo quản trong tủ lạnh sau đó lại cho trẻ dùng.

      • Không được dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn cho trẻ khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.

    Cần bù nước cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy

    Cần bù nước cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy

    2. Chế độ ăn

    Chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ, vì vậy, cha mẹ nên chú ý cho trẻ ăn theo chế độ sau: 

      • Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ rất mệt, chán ăn có trẻ còn bỏ ăn dẫn đến cơ thể suy nhược, chính vì vậy bố mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con. Nếu trẻ vẫn còn đang bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú và tăng số lần bú lên. Mẹ cũng cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường dưỡng chất trong sữa từ đó trẻ hấp thu được nhiều hơn. Đối với trẻ đang ăn dặm bố mẹ cho con ăn thức ăn lỏng và mềm, nhiều dinh dưỡng dễ hấp thu và dễ tiêu hóa hơn.

      • Cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ với liều lượng từ 10 đến 20mg mỗi ngày hoặc có thể lựa chọn thêm một số thực phẩm giàu kẽm để bổ sung vào chế độ ăn của trẻ.

    3. Giữ vệ sinh cho trẻ

    Trẻ có thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn gây nên rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy ngay trong nhà, nơi trẻ sinh hoạt hằng ngày. Do đó, việc giữ vệ sinh cho trẻ là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất.

    Người chăm sóc trẻ phải vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với chất thải của trẻ (chất nôn, phân) bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn tay nhanh. Dụng cụ, đồ dùng của trẻ được rửa sạch sẽ. Bỉm và chất nôn phải được xử lý hợp vệ sinh, tránh gây tái nhiễm hay lây lan mầm bệnh cho người chăm sóc.

    4. Cha mẹ cần theo dõi diễn biến bệnh của trẻ để có phương án xử lý kịp thời.

    Đối với những đối tượng trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi hay trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh mạn tính hoặc mắc một số các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa không nên tự điều trị mà cần đưa trẻ đến các các cơ sở y tế có chuyên môn để được chăm sóc theo đúng khuyến cáo. Ngoài ra, khi trẻ gặp các vấn đề sau đây, cũng cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để có phương án xử lý kịp thời:

      • Trẻ > 3 tháng có sốt > 39oC

      • Trẻ không ăn uống được gì

      • Nôn nhiều (nôn hơn 4 lần/1 giờ, nôn hơn 6 lần/4 giờ)

      • Trẻ tiêu chảy nhiều hơn, quấy hoặc mệt lừ đừ, li bì.

      • Trẻ mất nước nhiều hơn: quấy hơn, khát hơn, uống háo hức, mắt trũng, khóc không có nước mắt, đi tiểu rất ít, nước tiểu vàng đậm.

      • Trẻ đi ngoài phân có máu

      • Bụng chướng hoặc co giật

    Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

    Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

    Nắm được những nguyên tắc cơ bản để chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp là cực kỳ cần thiết, giúp cha mẹ chủ động theo dõi và có các phương án điều trị bệnh cho con hiệu quả. Đọc thêm nhiều các bài viết cách chăm sóc trẻ tại Cẩm nang của HENO bạn nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN