
Nguy cơ trẻ bị rôm sảy khi vào hè: nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh cho con
Hiện tượng trẻ bị rôm sảy dễ nhận thấy nhất là những mụn nhỏ, màu hồng hoặc đỏ nổi trên bề mặt da của trẻ. Do nhiệt độ mùa hè nóng ẩm tại Việt Nam khiến cho da trẻ rất dễ bị kích ứng, nổi mẩn rôm sẩy. Thông thường, đây là tình trạng da lành tính, tự khỏi mà không gây hại, nhưng cũng có trường hợp rôm sảy gây ra triệu chứng ngứa ngáy và rất khó chịu cho trẻ, dẫn đến nhiều trẻ biếng ăn, quấy khóc, không chịu ngủ. Nặng hơn, khi tình trạng ngứa nhiều xuất hiện, với trẻ lớn có thể gãi nhiều dẫn đến tình trạng da bị trầy xước và có nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, cần phải biết cách nhận biết, xử lý cũng như phòng bệnh rôm sảy cho trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy mỗi khi vào hè
Mùa hè chính là thời điểm trẻ dễ bị rôm sảy nhiều nhất, các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này của trẻ bao gồm:
Tuyến mồ hôi ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện và hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó thời tiết mùa hè rất nóng bức, oi ả, sẽ làm cho cơ thể trẻ toát nhiều mồ hôi hơn, nhưng lại không thoát ra bên ngoài được, nên rất dễ gây tắc lỗ chân lông và khiến cho trẻ bị rôm sảy.
Một thói quen không tốt của ba mẹ là mặc quần áo chật cho con, kín hoặc là không thấm mồ hôi. Đối tượng trẻ sơ sinh, cho mặc tã quá chật cũng là nguyên nhân gây dẫn đến tình trạng rôm sảy ở trẻ.
Thời tiết nóng ẩm ngày hè nhất là ở Việt Nam một nước khí hậu nhiệt đới, là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hoạt động mạnh. Trong đó sẽ có một số loại vi khuẩn định cư thường xuyên trên da. Khi trẻ hoạt động cả ngày dài mà không được vệ sinh cá nhân thường xuyên sẽ rất dễ mắc các bệnh da liễu và trong đó có rôm sảy.
Triệu chứng biểu hiện khi trẻ bị rôm sảy
Khi bị rôm sảy trẻ sẽ có những biểu hiện, triệu chứng điển hình sau đây:
Xuất hiện những mụn nhỏ li ti có màu đỏ hoặc hồng đậm , đầu mụn thường có nước. Mụn sẽ thường mọc thành từng đám, mảng lớn ở các vùng da như: Ngực, lưng, trán.. vì đây là khu vực tiết nhiều mồ hôi. Khu vực như nách và bẹn đôi khi cũng có trẻ bị mọc rôm sảy.
Cũng có trường hợp trẻ bị mọc toàn thân và đôi khi cũng có những mụn mủ trắng xen kẽ mụn đỏ li ti.
Trẻ sẽ có cảm giác bứt rứt, ngứa ngày và rất khó chịu. Nhiều trẻ biết gãi và có móng tay dài làm cho ra bị trầy xước dẫn đến tình trạng dễ bị nhiễm khuẩn.
Khi thời tiết mát mẻ thì rôm sảy có thể tự hết, nhưng chỉ cần thời tiết nắng nóng như mùa hè này thì rôm sảy rất dễ quay lại.
Triệu chứng mẩn đỏ trên da khi trẻ mắc rôm sảy
Điều trị rôm sảy cho trẻ bằng cách nào
Rôm sảy là bệnh ngoài da, do đó, điều trị rôm sảy cho trẻ chỉ cần điều trị ngoài da là đủ. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý đến các vấn đề về vệ sinh, dinh dưỡng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, cụ thể như sau:
Đảm bảo cho trẻ được mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton mềm mịn, thấm hút tốt
Chú ý tắm rửa hàng ngày cho trẻ giúp thông thoáng tuyến mồ hôi, loại bỏ cảm giác ngứa ngáy cho trẻ
Cho trẻ uống đủ nước, bổ sung các loại thực phẩm có tính mát để giải nhiệt từ bên trong cơ thể của trẻ
Sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị, an toàn cho trẻ như dung dịch Calamine hay Anhydrous lanolin
Tắm các loại lá thuốc như lá khế, lá dâu, nước mướp đắng, nước gừng tươi,... theo dân gian cũng có tác dụng tản nhiệt, điều trị rôm sảy cho trẻ
Xem thêm: Một số điều ba mẹ cần chú ý khi trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Làm gì để phòng tránh trẻ khỏi bị rôm sảy
Để hạn chế tình trạng trẻ bị rôm sảy thì sau đây là những việc bố mẹ cần chú ý và thực hiện cho con:
Lựa chọn quần áo đúng lứa tuổi, chiều cao, cân nặng đúng size cho con, không mặc chật quá, rộng quá. Ưu tiên loại vải mềm mịn, thoáng mát và dễ thấm hút mồ hôi vào ngày hè nóng bức oi ả thế này.
Nhiệt độ ngày hè rất cao, bố mẹ cần tránh cho con tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ra ngoài cần che kín cẩn thận. Cho trẻ dùng quạt thông khí, máy điều hòa để cơ thể trẻ được mát, và không toát mồ hôi quá nhiều.
Phòng ngủ cho con bố mẹ cần lưu ý luôn phải mát mẻ, thông thoáng và lưu thông không khí tốt.
Vệ sinh cơ thể cho trẻ hàng ngày, tắm bằng nước mát và chú ý không dùng xà phòng loại làm khô da cho trẻ.
Hạn chế không cho bé ra nắng hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Vì đây là khoảng thời gian các tia cực tím hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát. Ngoài ra nguy hiểm hơn nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể gây ra ung thư da.
Bố mẹ lưu ý tránh cho con tiếp xúc với những nơi quá đông đúc và ngột ngạt.
Cho trẻ ăn uống đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ.
Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
Trên đây là những vấn đề ba mẹ cần lưu tâm khi điều trị trẻ bị rôm sảy. Mùa hè với nhiều hoạt động ngoài trời trong thời tiết nắng nóng rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về da. Để biết cách điều trị và phòng ngừa các bệnh về da, hãy thường xuyên theo dõi và đón đọc các bài viết trên HENO bạn nhé!
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7