Cập nhật lịch tiêm chủng trẻ em mới nhất năm 2022 theo khuyến cáo Bộ Y tế
Trong năm 2022, bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam không ngừng gia tăng và có thêm nhiều diễn biến phức tạp. Vì thế vắc-xin tiêm chủng là phương án hiệu quả và an toàn nhất có thể bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Bài viết này HENO sẽ cập nhật lịch tiêm chủng mới nhất năm nay theo khuyến cáo từ Bộ Y tế để cha mẹ chủ động tiêm phòng cho con theo đúng lộ trình.
Các loại vắc-xin tiêm chủng trẻ em ở Việt Nam hiện nay
Vắc-xin phòng ngừa là biện pháp để phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm, làm giảm các nguy cơ, gánh nặng bệnh tật xuống mức thấp nhất, giảm chi phí điều trị và nguy cơ tử vong.
Kể từ khi có sự xuất hiện của vắc-xin thì ở Việt Nam hàng năm đã có hơn 3 triệu trẻ em và phụ nữ hơn 30 loại bệnh lý nguy hiểm. Đồng thời cũng đã giải quyết được nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh thủy đậu năm 1979, bại liệt năm 2000, uốn ván sơ sinh năm 2005, tiết kiệm được hàng nghìn tỷ cho chi phí chăm sóc y tế nước nhà.
Theo Bộ Y tế khuyến cáo, cả trẻ em và người lớn cần phải tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin là cách tốt nhất để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và xã hội. Danh mục vắc-xin trong chương trình tiêm chủng trẻ em mở rộng của nước ta hiện nay có hơn 10 loại. Và trong đó Việt Nam có hơn 30 loại vắc-xin phòng hơn 40 loại bệnh truyền nhiễm đang lưu hành.
Năm 2022, nước ta đã có thêm một số loại vắc xin mới đưa vào chương trình tiêm chủng như vắc-xin Menactra của Mỹ phòng ngừa viêm màng não mô cầu tuýp ACYW-135, vắc-xin phòng ngừa thủy đậu Varilrix của Bỉ, vắc-xin phòng ngừa COVID-19,...Vì thế lịch tiêm chủng đã có thêm các khuyến nghị và cập nhật mới.
Cập nhật danh mục vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia như sau:
Vắc-xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản
Vắc-xin phòng ngừa viêm gan B
Vắc-xin phòng ngừa bại liệt
Vắc-xin phòng ngừa bệnh sởi
Vắc-xin phòng ngừa viêm phổi/ viêm màng não mủ do Hib
Vắc-xin phòng ngừa bệnh lao
Vắc-xin phối hợp có thành phần ngừa rubella
Vắc-xin phối hợp có thành phần ngừa bạch hầu
Vắc-xin phối hợp có thành phần ngừa ho gà
Vắc-xin phối hợp có thành phần ngừa uốn ván
Xem thêm: Gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh gồm những gì và chi phí bao nhiêu
Trẻ em cần được tiêm đủ các liều vắc-xin theo đúng lịch trình tiêm chủng
Lịch tiêm chủng trẻ em 2022 theo khuyến cáo Bộ Y tế
Cập nhật mới nhật lịch tiêm chủng trẻ em 2022 của Bộ Y tế theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
STT | Độ tuổi | Loại vắc-xin |
1 | Sơ sinh | Vắc-xin phòng ngừa viêm gan B VGB mũi 0 tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh |
Vắc-xin BCG phòng ngừa bệnh lao | ||
2 | 2 tháng tuổi | Mũi 1 vắc-xin phòng ngừa bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B- Hib ( vắc-xin 5 trong 1) |
Uống lần 1 vắc-xin phòng ngừa bại liệt | ||
3 | 3 tháng tuổi | Mũi 2 vắc-xin phòng ngừa bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B- Hib |
Uống lần 2 vắc-xin phòng ngừa bại liệt | ||
4 | 4 tháng tuổi | Mũi 3 vắc-xin phòng ngừa bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B- Hib |
Uống lần 3 vắc-xin phòng ngừa bại liệt | ||
5 | 5 tháng tuổi | Vắc-xin phòng ngừa bại liệt đa giá IPV |
6 | 9 tháng tuổi | Mũi 1 vắc-xin phòng ngừa sởi |
7 | 18 tháng tuổi | Mũi 4 vắc-xin phòng ngừa bạch hầu- ho gà- uốn ván |
Vắc-xin phòng ngừa sởi- rubella MR | ||
8 | Từ 12 tháng tuổi | Mũi 1 vắc-xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản |
Mũi 2 vắc-xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản ( cách 1-2 tuần sau khi tiêm mũi 1) | ||
Mũi 3 vắc-xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản ( cách mũi 2 sau 1 năm) |
Lưu ý khi đi tiêm chủng vắc-xin cho trẻ em
Để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng cho trẻ, khi đưa trẻ đi tiêm các ba mẹ cần chú ý đến một số vấn đề sau:
Nên mang đầy đủ số hoặc phiếu tiêm chủng
Cung cấp cho cán bộ y tế đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe của trẻ như cân nặng, tiền sử tiêm vắc-xin trong 4 tháng gần đây, tiền sử dị ứng thuốc,...
Nắm rõ những thông báo về loại vắc-xin tiêm cho trẻ, những phản ứng của trẻ sau khi tiêm, cách theo dõi sau khi tiêm chủng từ cán bộ y tế
Giữ trẻ đúng tư thế khi tiêm chủng theo hướng dẫn của cán bộ y tế
Sau khi tiêm nên giữ trẻ ở lại nơi tiêm khoảng 30 phút để theo dõi và xử lý nhanh những phản ứng bất thường xảy ra
Các ba mẹ nên tiếp tục theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ sau tiêm về tình trạng sức khỏe, ăn ngủ, thở, thân nhiệt, phản ứng tại chỗ tiêm,... Đặc biệt không nên đắp bất cứ thứ gì lên vị trí chỗ tiêm
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao trên 39 độ C, co giật, lừ đừ, tím tái, khó thở, quấy khóc dữ dội, phát ban,... Ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời
Nếu ba mẹ vẫn chưa yên tâm về tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng thì có thể gặp một số cán bộ y tế để được tư vấn và hướng dẫn rõ hơn.
Xem thêm: Tại sao trẻ đi tiêm về hay bị sốt? Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng
Trẻ cần được khám và theo dõi chặt chẽ trước và sau khi tiêm chủng để bảo đảm sức khỏe
Lịch tiêm chủng trẻ em được thay đổi, cập nhật theo từng giai đoạn và thời kỳ nếu có thêm những loại bệnh truyền nhiễm mới. Vì thế các ba mẹ nên cập nhật liên tục để nắm bắt rõ lịch và tiêm chủng đầy đủ cho các bé nhà mình. Theo dõi HENO ngay để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về việc tiêm chủng cho trẻ.
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7