Tại sao trẻ đi tiêm về hay bị sốt? Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng

Tại sao trẻ đi tiêm về hay bị sốt? Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, sưng đỏ tại vị trí tiêm, mỏi mệt, quấy khóc,...Và triệu chứng phổ biến nhất là sốt, vì thế các ba mẹ nên biết cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng để có thể chăm sóc bé. Sau đây là một số cách hạ sốt cho bé hiệu quả mà các ba mẹ có thể tham khảo.



    Nguyên nhân trẻ đi tiêm phòng về hay bị sốt

    Các loại vắc-xin được nghiên cứu và sản xuất từ những loại virus đã bị suy yếu hoặc đã chết để tạo sự miễn dịch cho cơ thể với những bệnh đó. Vì thế, sau khi tiêm phòng hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh sẽ đã kích hoạt và phản ứng lại với vắc-xin như khi phản ứng với virus xâm nhập cơ thể.

    Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận diện vắc-xin như một tác nhân lạ tấn công cơ thể nên sẽ tiến hành sản xuất ra kháng thể chống lại mầm bệnh đó. Do đó, sốt là một trong những biểu hiện điển hình cho thấy cơ thể đang phản ứng lại với vắc-xin tiêm phòng. Lúc này, cơ thể sẽ tiến hành ghi nhớ cách tiêu diệt mầm bệnh này cho đến khi gặp được mầm bệnh thật sẽ nhớ lại cách tiêu diệt nó.

    Vì thế, các ba mẹ không cần phải quá lo lắng cho trẻ khi thấy trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng. Việc cần làm của ba mẹ là nên chăm sóc và theo dõi nhiệt độ của bé để tránh các tình trạng sốt cao gây biến chứng cho trẻ.

    Xem thêm: Chích ngừa cho trẻ sơ sinh: Cha mẹ cần chuẩn bị những gì cho bé

    trẻ có triệu chứng sốt sau khi tiêm phòng

    Các triệu chứng sau khi tiêm ở trẻ là phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể

    Phản ứng thường thấy sau khi trẻ tiêm phòng

    Sau khi tiêm phòng thì bé thường gặp phải một số vấn đề mà các ba mẹ nên theo dõi và chăm sóc bé để tránh các tình huống bất ngờ xảy ra:

      • Sốt: Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng. Trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ và có thể tự khỏi hoặc kéo dài trong 2 đến 3 ngày. Lúc này ba mẹ nên theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên để hạ sốt cho trẻ.

      • Sưng tại vị trí tiêm: Một số trẻ sau khi tiêm chủng thì ngay tại vị trí tiêm sẽ bị sưng đỏ, cứng, đau,...Nguyên nhân là do da trẻ nhạy cảm nên khi tiêm sẽ xảy ra một số phản ứng mẫn cảm trên da. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị. Đặc biệt các mẹ không nên đắp bất cứ thứ gì hay chườm nóng, chườm đá vào vị trí tiêm của trẻ.

      • Phát ban: Khi trẻ tiêm vắc-xin phòng thủy đậu sau khoảng 3-4 tuần sẽ xuất hiện một số mụn nước giống như bị thủy đậu trên da. Còn khi tiêm vắc-xin phòng ngừa sởi- quai bị- rubella, sởi thì thường có hiện tượng phát ban giả trên da sau khoảng 5-12 ngày. Các triệu chứng này thường rất ít và có thể tự khỏi sau 2-4 ngày.

      • Rối loạn tiêu hóa: Khi trẻ uống vắc-xin rotavirus sẽ thường xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa khiến cho trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày và phân đi ra sẽ khá loãng. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện và tự khỏi sau 2-3 ngày mà không cần phải dùng thuốc hay men tiêu hóa.

      • Triệu chứng giống bệnh cúm: Đa số khi đi tiêm vắc-xin phòng cúm thì trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, mỏi người, đau đầu,...Những triệu chứng này được gọi là giả cúm sau khi tiêm vắc-xin và có thể tự khỏi sau 2 đến 3 ngày.

    Trẻ bị sốt 38 độ sau khi tiêm phòng

    Sốt là phản ứng thường gặp nhất ở trẻ sau khi tiêm

    Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng

    Tùy theo thể trạng và tình trạng sốt của trẻ mà ba mẹ nên có cách chăm sóc phù hợp để giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng. Dưới đây là một số cách hạ số phổ biến và cực kỳ hiệu quả mà ba mẹ có thể tham khảo qua.

      • Các ba mẹ nên cho trẻ mặc đồ thấm hút mồ hôi, thông thoáng và nằm nơi có không khí thoáng đãng, trong lành

      • Khi bé sốt ba mẹ nên dùng khăn ấm để lau người bé, đặc biệt ba mẹ nên chú ý lau ở một số vùng như nách, bàn chân, bẹn, bàn tay để giúp bé hạ sốt nhanh hơn 

      • Ba mẹ nên cho bé ăn những món ăn lỏng dễ tiêu hóa và uống nhiều nước

      • Ba mẹ nên tắm trẻ bằng nước ấm hoặc lau người, không nên cho trẻ tắm quá lâu tránh để nhiễm nước

      • Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì ba mẹ cho trẻ uống theo thuốc bác sĩ kê toa. Tuyệt đối không được dùng thuốc và tăng liều hạ sốt cho trẻ khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

    cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm là cho trẻ uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ

    Thuốc hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm cần phải theo đơn kê của bác sĩ 

    Đặc biệt khi trẻ có các dấu hiệu sau ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời như:

      • Trẻ quấy khóc trong thời gian dài hơn 3 tiếng

      • Sốt trên 39 độ nhưng dùng thuốc không hạ sốt

      • Xuất hiện co giật, mệt lả, gọi không đáp lại

      • Cơ thể tím tái, thở nhanh, thở khò khè, ậm ạch,...

      • Chân tay lạnh, người nổi vân tím, nổi mày đay

      • Trẻ bỏ bú hoặc bú ít kéo dài 1 đến 2 ngày

      • Vị trí tiêm bị cứng, sưng đau, hạn chế vận động và vết sưng tím lan rộng

    Để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất thì cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng để điều vô cùng cần thiết mà ba mẹ nào cũng nên biết. Việc tiêm phòng vô cùng quan trọng để giúp bảo vệ trẻ tốt hơn vì thế ba mẹ nên chuẩn bị thật kỹ trước khi đi tiêm. Đồng thời sau khi tiêm ba mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe của giúp trẻ hạ sốt hiệu quả. Đừng quên theo dõi HENO để bỏ túi thêm thật nhiều mẹo chăm con hữu ích nhé.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN