Chích ngừa cho trẻ sơ sinh: Cha mẹ cần chuẩn bị những gì cho bé

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh: Cha mẹ cần chuẩn bị những gì cho bé

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Chích ngừa cho trẻ sơ sinh là cách ba mẹ có thể bảo vệ bé trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm, sởi, viêm màng não, rubella,... Việc chích ngừa còn giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Vậy cha mẹ cần chuẩn bị những gì cho bé trước khi đi chích ngừa? Theo dõi HENO để tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!



    Lợi ích của việc chích ngừa cho trẻ sơ sinh

    Do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh có sức đề kháng vô cùng yếu. Vì thế, dưới tác động của các điều kiện môi trường, thời tiết, dịch bệnh,... luôn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

    Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, dịch bệnh có khuynh hướng ngày càng phát triển và diễn biến phức tạp như SARS, H5N1,H1N1,...Trong khi khả năng điều trị của y học hiện đại đối với một số bệnh dịch còn hạn chế hoặc có thể điều trị được thì để lại rất nhiều biến chứng cho trẻ sau này. 

    Vì thế, việc chích ngừa cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ giúp cơ thể của trẻ tạo ra nhiều kháng nguyên, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch để tạo ra kháng thể. Khi kháng thể được tạo thành sẽ có nhiệm vụ tiêu diệt virus và bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh hiệu quả.

    Các loại vắc-xin cần chích cho trẻ sơ sinh

    Những mũi tiêm quan trọng cần thiết cho trẻ

    Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm phòng vắc xin đầy đủ để ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, thậm chí có những mũi vắc-xin cần phải được tiêm ngay trong 24 giờ sau khi bé chào đời. Sau đây là n mũi tiêm quan trọng cha mẹ nên tuân thủ đưa trẻ đi chích theo đúng lịch trình:

      • Mũi tiêm chích ngừa viêm gan B

      • Mũi tiêm DTaP phòng ngừa bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, bệnh ho gà 

      • Mũi tiêm MMR phòng sởi -quai bị - rubella

      • Tiêm phòng bệnh sởi

      • Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib) phòng bệnh viêm màng não

      • Mũi tiêm phòng bệnh bại liệt (IPV)

      • Tiêm phòng phế cầu liên hợp

      • Chích ngừa virus cúm

    Xem thêm: Gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh gồm những gì và chi phí bao nhiêu

    Chích ngừa cho trẻ sơ sinh ngay khi vừa mới chào đời

    Trẻ cần được tiêm đủ các mũi vắc-xin để có đề kháng tốt nhất

    Lịch chích ngừa cho trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi

    Việc chích ngừa cho trẻ sơ sinh cũng cần phải theo đúng lịch và lộ trình tiêm chủng theo khuyến cáo từ Bộ Y tế như sau:

      • Giai đoạn sơ sinh: Cần phải được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B và BCG phòng bệnh lao cho trẻ mới sinh càng sớm càng tốt. Vắc-xin phòng viêm gan B cần phải được tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ sau khi sinh

      • Giai đoạn trẻ được 2 tháng tuổi: Trẻ cần được tiêm các mũi đầu phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib. Cha mẹ có thể lựa chọn gói tiêm 5 hoặc 6 trong 1 cho trẻ

      • Giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi: tiêm các mũi vắc-xin nhắc lại ở tháng thứ hai

      • Giai đoạn trẻ 4 tháng tuổi: tiêm mũi 3 nhắc lại các vắc-xin trên

      • Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi: Trẻ cần được chích ngừa các vắc-xin phòng chống chủng cúm A ((H1N1, H3N2) và một chủng cúm B

      • Giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi: giai đoạn này là thích hợp nhất để tiêm phòng vắc-xin sởi cho trẻ. Nếu cha mẹ muốn tiêm mũi 3 trong 1 cho con (bao gồm các mũi phòng 3 bệnh sởi-quai bị-rubella) thì nên đợi cho đến khi bé được 12-15 tháng tuổi. Nếu chỉ tiêm vắc-xin sởi riêng sẽ cần nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi còn vắc-xin kết hợp 3 trong 1 sẽ được tiêm mũi 2 lúc trẻ được 4 – 6 tuổi.

      • Giai đoạn trẻ trên 12 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin ngừa viêm não Nhật Bản cho trẻ. Mũi 2 cần được tiêm nhắc lại sau đó từ 1-2 tuần và mũi 3 cần được tiêm sau mũi thứ hai 1 năm.

    Xem thêm: Cập nhật lịch tiêm chủng trẻ em mới nhất năm 2022 theo khuyến cáo Bộ Y tế

    Trẻ 4 tháng tuổi được tiêm các mũi nhắc lại

    Trẻ cần được tiêm chủng đúng theo lộ trình theo từng giai đoạn

    Cha mẹ cần chuẩn bị những gì cho bé khi đi chích ngừa?

    Khi đưa trẻ đi chích ngừa, cha mẹ nên chú ý một số điều sau đây:

      • Cần khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm: Để cho bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ xem trẻ có bị dị ứng, có bị bệnh, hay đang dùng thuốc kháng sinh gì hay không,... Từ đó, bác sĩ mới cân nhắc và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

      • Cha mẹ cần giữ kỹ phiếu và số tiêm chủng để theo dõi lịch chích ngừa cho trẻ. Đồng thời, có thể kiểm tra lịch tiêm nhắc lại và các mũi chưa tiêm.

      • Tuân thủ nguyên tắc khi chích ngừa là ở lại khu vực tiêm 30 phút để theo dõi và theo dõi tình trạng của trẻ sau khi chích ngừa tại nhà ít nhất 24 giờ.

      • Khi thấy trẻ có tình trạng sốt kéo dài hoặc cái dấu hiệu bất thường như sốt cao, co giật, khó thở,... thì cần đưa ngay đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời.

      • Khi trẻ sốt, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên bôi thêm bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm của bé vì đây là phản ứng bình thường của trẻ và sẽ tự khỏi được.

      • Cha mẹ nên chuẩn bị thật tốt trước khi cho trẻ đi tiêm để quá trình tiêm được diễn ra thuận lợi và an toàn hơn. Khi về nhà cha mẹ nên cho trẻ ăn uống, vui chơi bình thường. Đồng thời cũng nên lưu ý theo dõi sức khỏe của trẻ.

    Xem thêm: Tại sao trẻ đi tiêm về hay bị sốt? Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng

    Trẻ khám sàng lọc trước khi tiêm

    Trẻ cần được khám sàng lọc trước khi thực hiện tiêm

    Chích ngừa cho trẻ sơ sinh là biện pháp tốt nhất để có thể bảo vệ trẻ với những bệnh dịch nguy hiểm ở những năm đầu đời. Cha mẹ cần chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi chích ngừa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều kiến thức về tiêm chủng cho trẻ cha mẹ nhé.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN