5 lưu ý quan trọng khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

5 lưu ý quan trọng khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

A
Admin - 1 năm trước

Sốt xuất huyết biểu hiện bằng những cơn sốt cao và kèm theo các triệu chứng như lạnh run và nổi mề đay. Khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà, bệnh nhân cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không tăng liều lượng thuốc hạ sốt vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm. Sau đây sẽ là 5 lưu ý quan trọng dành cho bệnh nhân khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà.



    Lưu ý 1: Không được tự ý dùng thuốc hạ sốt

    Vì không biết rõ triệu chứng sốt là bị bệnh lý gì cho nên không được tuỳ tiện dùng loại thuốc hạ sốt nào kể cả aspirin và ibuprofen. Hai nhóm thuốc trên sẽ khiến cho hiện tượng xuất huyết trên người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nữa và có nguy cơ gây biến chứng xuất huyết dạ dày nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Thay vào đó người bệnh nên hạ sốt qua việc yêu cầu bệnh nhân mặc quần áo ấm và nằm tại chỗ râm mát và đắp chăn có tẩm khăn nóng phơi khô rồi chườm ở bẹn và nách cho người bệnh. Nếu cần dùng thuốc thì người bệnh cần dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sỹ và tuyệt đối không được xông hơi.

    Để điều trị sốt xuất huyết tại nhà an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, không uống thuốc hạ sốt dồn dập quá liều. Do bệnh nhân sốt xuất huyết thường biểu hiện sốt cao đột ngột nên người nhà luôn tìm cách chữa sốt xuất huyết bằng việc hạ sốt cấp tốc, nhất là với trẻ em nhỏ. Tuy nhiên, bệnh sốt Dengue là do virus gây ra nên khi nhiệt độ hạ rồi sẽ lại bị sốt cao. Người bệnh nên sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng liều đã kê trong toa thuốc của bác sĩ, thông thường là 4-5 lần/ngày và 5-6 giờ/lần. Việc dùng thuốc hạ sốt quá liều liên tiếp nhiều lần sẽ dẫn đến tổn thương gan, nhất là đối với thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn đối với trẻ em.

    Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc điều trị sốt xuất huyết tại nhà và lưu ý khi sử dụng

    Không được tự ý dùng các loại thuốc hạ sốt khi chưa có sự tư vấn của y bác sĩ

    Không được tự ý dùng các loại thuốc hạ sốt khi chưa có sự tư vấn của y bác sĩ

    Lưu ý 2: Không kiêng tắm

    Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định người bệnh sốt xuất huyết khi kiêng tắm rửa, nhịn ăn sẽ hết bệnh. Vì vậy bệnh nhân không nên nhịn ăn, kiêng tắm rửa mà cần vệ sinh cơ thể bằng cách lau người với nước ấm, cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ, trẻ em cần ăn thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu và uống đủ nước để bù dịch.

    Lưu ý 3: Không tự ý truyền dịch

    Đây là một lưu ý cực kỳ quan trọng khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà là tuyệt đối không được tự ý truyền dịch cho bệnh nhân bởi có nguy cơ dẫn đến phù nề, suy hô hấp và sốc dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, mọi người cứ thấy sốt là mua kháng sinh uống, còn với bệnh sốt do virus hoặc sốt xuất huyết thì uống kháng sinh sẽ không hết bệnh.

    Không được tự ý truyền dịch khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

    Không được tự ý truyền dịch khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

    Lưu ý 4: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

    Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với người bệnh. Tùy theo diễn biến của bệnh, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhưng cần lưu ý những điều sau: 

      • Tăng cường ăn nhiều chất đạm, nhất là các loại đạm có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, trứng, sữa... 

      • Tăng tỷ lệ các loại đường monosaccharid, disaccharid (trong sữa và nước trái cây) và lipid thực vật để cung cấp năng lượng cho cơ thể bệnh nhân, vì lúc này cơ thể bệnh nhân yếu, mệt mỏi và cần năng lượng để hoạt động. . 

      • Không ăn quá nhiều một lúc, nên chia đều các bữa trong ngày. Điều này tránh cảm giác khó chịu khi ăn uống và tốt cho tiêu hóa của bệnh nhân. Do đó, người lớn có thể ăn 4 đến 6 bữa một ngày, trong khi trẻ em ăn nhiều hơn, khoảng 6 đến 8 bữa một ngày. 

      • Ưu tiên các thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như mỳ, cháo, súp…

    Xem thêm: Những loại thực phẩm người bị sốt xuất huyết nên và không nên ăn để nhanh chóng khỏi bệnh

    Lưu ý 5: Chú ý những dấu hiệu nặng

    Khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà, cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của bệnh nhân để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường khác. Nếu đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên mà bệnh nhân có biểu hiện nặng, nghi ngờ có dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết, hoặc xuất huyết nặng như :

      • Vật vã, lừ đừ, li bì.

      • Đau bụng nhiều liên tục hoặc tăng cảm giác đau vùng gan.

      • Nôn ói nhiều ≥ 3 lần/1 giờ hoặc ≥ 4 lần/6 giờ.

      • Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, tiêu phân đen, xuất huyết âm đạo hoặc thiếu máu cần nhanh chóng đến bệnh viện. 

      • Đặc biệt với trẻ em: nếu bé bị chảy máu cam, đi ngoài ra máu, nôn ói liên tục, đau bụng dữ dội, lú lẫn, li bì, co giật, tím tái, khó thở… hãy nhanh chóng đưa đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được điều trị, tránh trường hợp xấu.

    Với trẻ em cần theo dõi thật cẩn thận khi xuất hiện các triệu chứng nặng

    Với trẻ em cần theo dõi thật cẩn thận khi xuất hiện các triệu chứng nặng

    Tóm lại, sốt xuất huyết được coi là căn bệnh nguy hiểm, có nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy, song song với việc áp dụng các biện pháp giúp điều trị sốt xuất huyết tại nhà nên đưa bệnh nhân đi tái khám theo đúng lịch của bác sĩ. Cần chuyển ngay đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị tích cực, nhất là khi có biểu hiện nặng. Theo dõi HENO thường xuyên để cập nhật những thông tin sức khỏe bổ ích bảo vệ bản thân và gia đình trong thời tiết mùa hè nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN