Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc điều trị sốt xuất huyết tại nhà và lưu ý khi sử dụng

Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc điều trị sốt xuất huyết tại nhà và lưu ý khi sử dụng

A
Admin - 1 năm trước

Dù điều trị tại nhà hay tại bệnh viện cũng cần sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, cần phải cực kỳ thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị sốt xuất huyết, bởi không phải cứ sử dụng hạ sốt hay kháng sinh là có tác dụng, thậm chí, không cẩn thận, còn gây tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn. Theo dõi ngay bài viết sau để biết nên sử dụng loại thuốc nào khi bị sốt xuất huyết bạn nhé.



    Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết tại nhà

    Sốt xuất huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người béo phì và người suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, cũng cần đặc biệt lưu ý những nhóm người có nguy cơ cao xuất huyết nặng như: Người đang sử dụng thuốc chống đông máu, người có bệnh tan máu hoặc chống kết tập tiểu cầu, người có viêm loét dạ dày – tá tràng. 

    Ngoài những trường hợp trên, người bị sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ có thể được hướng dẫn điều trị ngoại trú tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn có người thân đang mắc sốt xuất huyết, hãy lưu ý một số điều sau:

      • Không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt ở nhà bởi kể cả các loại thuốc hạ sốt thông thường như aspirin hay ibuprofen cũng có thể làm tăng cường xuất huyết trên người

      • Không được tự ý truyền dịch, có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và sốc dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng

      • Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là đạm, ưu tiên các loại thức ăn lỏng, mềm

      • Khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh trở nặng như: ngủ ly bì, nôn mửa, xuất huyết,... cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời

    Xem thêm: 5 lưu ý quan trọng khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

    Nên ăn thức ăn loãng khi đang mắc sốt xuất huyết

    Nên ăn thức ăn loãng khi đang mắc sốt xuất huyết

    Các loại thuốc điều trị sốt xuất huyết có thể sử dụng tại nhà

    Loại thuốc hạ sốt duy nhất được khuyến cáo sử dụng tại nhà là paracetamol kết hợp với bổ sung điện giải và các loại vitamin, cụ thể, bạn nên tuân theo những hướng dẫn sau:

    Cách dùng paracetamol

    Paracetamol là thuốc hạ sốt dùng trong sốt xuất huyết tương đối an toàn. Nhưng thuốc có nguy cơ gây độc trên gan và thận, đặc biệt là dùng liều cao (1 5g/ngày với người lớn) hoặc dùng thuốc liều đúng chỉ định nhưng kéo dài (nhiều hơn 1 tuần). Thuốc cũng có khả năng gây độc tính trên gan cao với bệnh nhân ngộ độc rượu. Liều dùng để điều trị sốt xuất huyết là 10 đến 15 mg/kg cơ thể và uống cách nhau 4-6 giờ. Không nên dùng quá 4 lần/ngày.

    Sốt xuất huyết chỉ nên sử dụng thuốc paracetamol

    Sốt xuất huyết chỉ nên sử dụng thuốc paracetamol 

    Bổ sung điện giải

    Với những trường hợp sốt xuất huyết nhẹ (độ 1 và 2) ưu tiên truyền dịch qua đường tĩnh mạch và truyền dịch khi bệnh nhân nôn ói hoặc không ăn uống được và chỉ truyền dịch tại cơ sở y tế. Khi sốt xuất huyết nặng hơn, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhanh, sốt cao và mất nước khiến máu bị cô đặc trở lại, huyết áp tụt, tim nhanh dẫn đến tình trạng trụy tim mạch thì phải truyền dịch. Dung dịch được truyền là ringer lactat. Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà.

    Cảnh giác với thuốc kháng sinh

    Đối với sốt xuất huyết, không nên sử dụng kháng sinh. Kháng sinh sẽ không thể tiêu diệt được virus, chỉ dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn và có chỉ định của bác sĩ.

    Không nên sử dụng kháng sinh khi đang bị sốt xuất huyết

    Không nên sử dụng kháng sinh khi đang bị sốt xuất huyết

    Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc điều trị sốt xuất huyết tại nhà và lưu ý khi sử dụng

    Các loại thuốc hạ sốt không được tự ý sử dụng tại nhà

    Mặc dù đã khá phổ biến và được chứng minh có tác dụng với đa số các triệu chứng sốt, tuy nhiên, một số loại thuốc sau đây cần cực kỳ cẩn thận khi sử dụng:

      • Aspirin: Tuy cũng có tác dụng hạ sốt và được sử dụng với những trường hợp bệnh nhân kháng thuốc với paracetamol. Nhưng trong sốt xuất huyết, bệnh nhân tuyệt đối không được dùng thuốc aspirin để hạ sốt. Bởi aspirin có khả năng ngăn chặn việc tập kết tiểu cầu , chống đông máu sẽ làm cho việc chảy máu trong sốt xuất huyết xảy ra sẽ không kiểm soát được và khiến việc xuất huyết thêm trầm trọng. 

      • Ibuprofen: Là một thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid. Tuy không làm giảm tập trung tiểu cầu nhiều bằng aspirin nhưng ibuprofen cũng khiến cho việc chảy máu trong sốt xuất huyết không kiểm soát được. 

    Trong mùa dịch sốt xuất huyết, nếu bị sốt dù cho là bất cứ lý do gì, thì để tránh dùng lầm thuốc thì bệnh nhân nên tránh những thuốc hạ sốt nêu trên. Tốt nhất là nên dùng thuốc hạ sốt sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ. Khi mua thuốc, nên lưu ý về liều lượng để tránh dùng sai hoặc dùng nhầm dẫn đến quá liều. Theo dõi HENO thường xuyên để xem thêm nhiều bài viết giúp điều trị sốt xuất huyết tại nhà bạn nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN