Sốt xuất huyết dengue bùng phát trở lại: Coi chừng các biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết dengue bùng phát trở lại: Coi chừng các biến chứng nguy hiểm

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước

(1 đánh giá) Điểm 5

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn gây ra gây nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt mùa hè hiện đang là thời điểm bùng phát dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa mưa và ở các khu vực có khí hậu thuận lợi cho muỗi vằn phát triển như ở nước ta. Để biết thêm các triệu chứng, biến chứng và cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả thì cùng HENO theo dõi bài viết sau đây.


    Bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì và có những chủng nào?

    Bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì?

    Bệnh sốt xuất huyết Dengue là là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra và lây lan bởi vật trung gian là muỗi vằn. Muỗi vằn Aedes aegypti mang mầm bệnh, khi đốt vô tình đưa virus vào máu, làm người khỏe bị nhiễm bệnh. Bệnh này thường bùng phát mạnh vào mùa mưa ở nước ta. Ở những vùng có nhiều ao tù đọng nước sẽ là nơi phát triển và sinh sôi thuận lợi cho muỗi.

    virus và muỗi gây sốt xuất huyết Dengue

    Bệnh sốt xuất huyết do virus dengue và vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn gây ra

    Ngày trước thì đa số đối tượng bị mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue sẽ là trẻ em, nhưng hiện nay thì số lượng người lớn mắc bệnh và có nguy cơ tử vong cũng khá cao. 

    Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc-xin phòng ngừa sốt xuất huyết Dengue. Những người mắc bệnh chỉ có thể uống thuốc hạ sốt và truyền dịch để trị liệu, còn các trường hợp nhẹ có thể khỏi bệnh sau 1 tuần.

    Có những chủng sốt xuất huyết Dengue nào?

    Hiện tại thì virus Dengue có 4 chủng huyết thanh bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Những người nào đã nhiễm một chủng virus nào đó thì sẽ được miễn dịch với chủng đó suốt đời. Đặc biệt, một người có thể nhiễm nhiều chủng virus khác nhau và những lần nhiễm sau sẽ bị nhiễm nặng hơn do ảnh hưởng của tổ hợp miễn dịch chéo.

    Tại Việt Nam hiện nay đã có mặt đủ cả 4 chủng virus gây sốt xuất huyết Dengue này. Số ca nhiễm ở nước ta tính đến ngày 11/7 đã ghi nhận khoảng hơn 103.000 ca sốt xuất huyết, con số này đã tăng khoảng 11.000 ca so với thống kê 1 tuần trước đó. Đồng thời, cũng đã có 37 trường hợp tử vong do mắc sốt xuất huyết. Bộ Y tế cũng dự báo số ca nhiễm sốt xuất huyết sẽ còn tăng trong thời gian tới, do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh.

    Nguyên nhân gây sốt xuất huyết Dengue

    Nguyên nhân phát bệnh là do bị muỗi Aedes và truyền virus gây bệnh vào máu. Muỗi cái sau khi hút máu của người nhiễm bệnh sốt xuất huyết Dengue thì virus sẽ bắt đầu ủ bệnh trong cơ thể của mỗi từ 9-12 ngày. Sau thời gian đó, muỗi có thể lây nhiễm bệnh sang người, những người bị muỗi mang virus đốt sẽ phát bệnh từ 3-12 ngày.

    Loại muỗi này chúng ta có thể nhận biết bằng mắt thường bằng màu sắc và hình dạng của nó. Muỗi Aedes hay còn gọi là muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân nó sẽ có những đốm trắng

    muỗi vằn gây sốt xuất huyết

    Hình ảnh muỗi vằn Aedes aegypt gián tiếp gây bệnh sốt xuất huyết

    Thông thường, muỗi cái sẽ hoạt động và đốt người vào ban ngày, nhất là sáng sớm hoặc chiều muộn. Nơi trú ẩn của muỗi thường là những góc tối trong nhà, có thể là trên dây quần áo, chăn mền, các lu chậu đựng nước. 

    Triệu chứng khi mắc sốt xuất huyết

    Triệu chứng ở trẻ em

    Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em thường phức tạp và chuyển biến rất bất ngờ từ nhẹ sang nặng. Thông thường bệnh sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn: giai đoạn bắt đầu sốt, giai đoạn diễn biến nguy hiểm, giai đoạn cải thiện và phục hồi.

      • Giai đoạn bắt đầu sốt:

    Ở đầu giai đoạn này thì trẻ thường bị sốt cao đột ngột và liên tục, trẻ nhỏ tuổi thì có dấu hiệu khó chịu, bứt rứt, quấy khóc. Còn đối với những trẻ lớn hơn thì có triệu chứng đau đầu, ăn ít hoặc chán ăn, nôn mửa, da bị sung huyết, đau mỏi người, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.

    Khi xét nghiệm máu thì sẽ cho kết quả không rõ ràng. Lượng hồng cầu ở trạng thái bình thường nhưng còn tiểu cầu thì có khả năng giảm hoặc vẫn bình thường trong khi bạch cầu thường lại giảm rõ.

      • Giai đoạn diễn biến nguy hiểm

    Sau khoảng 3-8 ngày nhiễm bệnh thì trẻ sẽ tiến vào giai đoạn diễn biến  nguy hiểm. Trong giai đoạn này thì tình hình sốt xuất huyết của trẻ sẽ có dấu hiệu giảm nhẹ và có khả năng bị thoát huyết tương. Đây là hiện tượng máu thoát ra lớn làm bụng bị chướng to dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

    Khi ba mẹ đưa bé đi khám có thể phát hiện các tình trạng như tràn dịch màng phổi, gan to bất thường, mắt bị phù nề,... Đặc biệt nếu tình trạng thoát huyết tương ở trẻ nặng thì sẽ dễ nhận thấy qua các triệu chứng như mệt mỏi, vật vã, lờ đờ, mạch đập nhanh hoặc có thể không đo được huyết áp.

    Đối với trẻ bị xuất huyết dưới da thì trên da sẽ xuất hiện nhiều vết bầm tím rải rác hoặc tập trung ở vùng tay, đùi, bụng,...Trường hợp xuất huyết niêm mạc thì có triệu chứng chảy máu chân răng, đi vệ sinh ra máu, chảy máu mũi,...Và khi cho trẻ xét nghiệm máu sẽ thấy được lượng tiểu cầu bị giảm mạnh thấp hơn 100.000/mm3, có thể gây rối loạn đông máu vô cùng nguy hiểm.

      • Giai đoạn cải thiện và phục hồi

    Sau giai đoạn diễn biến nguy hiểm khoảng 2-3 ngày sẽ tiếp đến giai đoạn cải thiện và phục hồi. Tình trạng sốt sẽ giảm bớt, sức khỏe, khả năng ăn uống và các chỉ số sức khỏe đều ổn định hơn. Khi làm xét nghiệm thì lượng bạch cầu có dấu hiệu tăng lại, lượng tiểu cầu quay lại mức bình thường.

    Triệu chứng ở người lớn

    Triệu chứng sốt xuất huyết Dengue ở người lớn cũng tương tự với triệu chứng sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em. Khi mắc bệnh thì người bệnh sẽ có thể mắc một trong hai trường hợp đó là sốt xuất huyết có biểu hiện ra bên ngoài và nguy hiểm hơn là sốt xuất huyết nội tạng.

      • Triệu chứng sốt xuất huyết biểu hiện ra ngoài

    Trường hợp này thì triệu chứng của bệnh ở người lớn sẽ rõ hơn ở trẻ em, sẽ xuất hiện một số triệu chứng hay gặp và đặc biệt là không gây biến chứng. Khi nhiễm bệnh từ 3-8 ngày sau khi bị muỗi đốt sẽ xuất hiện các biểu hiện cụ thể như: sốt cao và có thể lên đến 40 độ C, đau nhức cơ thể, phát ban trên da, nôn mửa,...

      • Triệu chứng sốt xuất huyết nội tạng

    Bệnh nhân bị sốt xuất huyết nội tạng sẽ có triệu chứng xuất huyết đường ruột, đau đầu, sốt nhẹ và sẽ không phát ban. Sau từ 2-4 ngày thì người bệnh đi ngoài ra máu, người mệt mỏi, da xanh xao, trên da có xuất hiện các chấm nhỏ xuất huyết, phân đi ngoài có màu đen hoặc có máu tươi.

    Đây là trường hợp khó nhận biết nhất trong các trường hợp vì triệu chứng bệnh không rõ ràng. Những dấu hiệu nhận biết thì khá tương đồng với các bệnh nhân khác.

    Một số biến chứng nguy hiểm khác khi mắc sốt xuất huyết Dengue như xuất huyết não, sốc mất máu, viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, xuất huyết do rối loạn đông máu, suy đa tạng, suy tim, suy thận, xuất huyết não,.... Trong đó, nặng nhất là biến chứng tràn dịch màng phổi và suy thận. Đây là những biến chứng rất nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng và dễ để lại nhiều biến chứng nặng sau này cho người mắc bệnh.

    Xem thêm: Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khác gì so với ờ trẻ em

    Cách điều trị khi mắc sốt xuất huyết Dengue

    Bởi vì chưa có thuốc đặc trị cho sốt xuất huyết Dengue nên chỉ có thể điều trị dựa vào các triệu chứng khi nhiễm bệnh.

    Khi có dấu hiệu sốt kèm theo các triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue thì bệnh nhân nên đi khám ngay tại bệnh viện. Những trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà từ 7-10 ngày thì có thể khỏe hẳn. Khi ở nhà điều trị có thể dùng Paracetamol để hạ sốt. Cần nhớ uống đúng liều lượng và đúng thời gian để điều trị hiệu quả.

    Đối với những người nhiễm nặng thì có thể nằm tại viện để được các y bác sĩ điều trị và tránh lây lan cho gia đình và người thân.

    Người bị sốt xuất huyết cơ thể khá yếu cần nhiều thời gian nghỉ ngơi, nên tránh các hoạt động vận động mạnh dễ gây bệnh cho bệnh nhân. Đồng thời, cũng cần bổ sung đủ nước cho người bệnh mỗi ngày, có thể là nước ép trái cây, nước bù điện giải, nước cháo,... 

    Lưu ý: 

    Trong quá trình trị bệnh không nên cho bệnh nhân uống thuốc Aspirin, Ibuprofen, Analgin,.. vì những thuốc này sẽ khiến tình trạng của bạn thêm tồi tệ hơn do xuất huyết máu hoặc toan máu. 

    Ngoài ra trong quá trình điều trị nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường thì cần phải đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

    Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

    Cách để phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất là tiêu diệt nguồn lây bệnh và những chuỗi tác nhân gây bệnh chính:

      • Phòng muỗi đốt: Có thể mặc các bộ quần áo dài, khi đi ngủ mắc mùng kể cả ngày hay đêm. Đuổi muỗi hoặc diệt muỗi bằng cách dùng bình xịt tiêu diệt, dùng kem thoa cơ thể, dùng vợt điện,.. 

      • Ngăn ngừa sự sinh sản của muỗi: Cần đặt kín các nắp lu, thùng đựng nước để muỗi không đẻ được. Vệ sinh khu vực quanh nhà, dọn các dụng cụ hay các chai lọ, lon,...dễ bị đọng, ứ nước. Chặt và tia gọn những bụi cây rậm rạp nơi muỗi hay trú ẩn. 

    Xem thêm: Mùa ẩm nồm, chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết với 7 thói quen sau

    Vệ sinh những nơi các đọng nước trong nhà để phòng chống sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và dễ để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả người lớn và trẻ nó. Mỗi người đều cần phải tìm hiểu về bệnh này và các biện pháp phòng ngừa tốt nhất để bảo vệ cho người thân của mình. Theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều kiến thức về sức khỏe bổ ích nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN