Biểu hiện chân tay miệng ở trẻ như thế nào? Có lưu ý gì khi trẻ mắc chân tay miệng
Nhận biết được các biểu hiện chân tay miệng ở trẻ để điều trị kịp thời là cách để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau hiệu quả cho trẻ. Vì vậy các ba mẹ nên theo dõi biểu hiện của trẻ và cần nhớ một số lưu ý quan trọng khi trẻ mắc tay chân miệng. Cùng HENO tìm hiểu về các vấn đề đó trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây chân tay miệng?
Nguyên nhân chính gây bệnh chân tay miệng xuất phát từ một nhóm virus đường ruột Entero, mà thường gặp nhất là 2 loại Coxsackie A16 và Entero typ 71.
Nếu trẻ mắc phải virus Coxsackie A16 thì sẽ gặp một số biến chứng thần kinh nhẹ và có thể tự khỏi bệnh trong vài ngày. Còn ngược lại với Entero typ 71 thì trẻ sẽ gặp nhiều nguy hiểm với các biến chứng như viêm não, viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tiêm,... thậm chí dẫn đến tử vong.
Hình ảnh virus Coxsackie A16 gây bệnh chân tay miệng ở trẻ
Mặc khác, ngoài 2 loại virus thường gặp trên thì một số chủng khác như Coxsackie A9, A4-A7, A10 hoặc các nhóm coxsackie B1-3, B5 cũng là một trong số tác nhân gây bệnh.
Những biểu hiện của tay chân miệng xuất hiện ở trẻ như thế nào?
Biểu hiện chân tay miệng ở trẻ có rất nhiều cách khác nhau tùy theo từng giai đoạn mà ba mẹ có thể nhận biết, cụ thể như sau:
Ở giai đoạn ủ bệnh sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày
Tiếp đến là giai đoạn bắt đầu phát bệnh với các biểu hiện dễ nhận biết trên bệnh nhân như:
Trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ kèm theo triệu chứng mệt mỏi
Trẻ có các dấu hiệu như biếng ăn, bỏ ăn
Cổ họng đau rát, bị tổn thương ở răng, miệng họng gây chảy nhiều nước bọt
Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
Giai đoạn tiếp theo là phát bệnh mạnh hay còn gọi là giai đoạn toàn phát, giai đoạn này bắt đầu từ 1 đến 3 ngày sau khi bắt đầu phát bệnh, trẻ có nhiều dấu hiệu mắc bệnh rõ như:
Toàn thân đều phát ban phỏng nước nhiều ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, đầu gối và mông. Các hạt phỏng nước nhỏ có đường kính từ 2-8mm, hình bầu dục mọc ẩn hoặc lồi trên da, khi chạm vào không gây đau và ngứa cho trẻ.
Miệng trẻ xuất hiện tình trạng lở loét, ở niêm mạc má, lưỡi, lợi đều có các phỏng nước rất dễ vỡ. Các phỏng nước này khi vỡ sẽ gây lở loét khiến trẻ đau đớn, không ăn được và quấy khóc.
Trên mông cũng bắt đầu xuất hiện các mụn nước lở gây rộp da cho trẻ
Trẻ có biểu hiện phát ban mọng nước khi mắc tay chân miệng
Tình trạng chung: Trẻ có thể bị rối loạn tri giác, mê mang thậm chí là mê sảng và co giật,....
Các trường hợp nhẹ thì sau từ 7-12 ngày thì người bệnh có thể phục hồi sức khỏe bình thường. Tuy nhiên với những trường hợp trẻ sốt cao kéo dài và kèm theo các biểu hiện như co giật, ói mửa, tay chân run rẩy, tim đập nhanh, khó thở,... thì cần phải đưa ngay đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.
Các biến chứng chân tay miệng nguy hiểm ở trẻ
Bệnh chân tay miệng nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ không để lại các biến chứng nguy hiểm sau này cho trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh đã chuyển nặng thì sẽ để lại một số biến chứng như:
Viêm màng não
Tê liệt, bại liệt toàn thân
Khó ngủ, hay quấy khóc, thường xuyên xuất hiện triệu chứng co giật khi ngủ
Tay chân run rẩy, méo miệng hay nói nhảm
Bội nhiễm do các hạt phỏng nước trên da bị vỡ và nhiễm khuẩn
Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong
Trẻ nhập viện do các biến chứng khi nặng khi mắc chân tay miệng
Có lưu ý gì khi trẻ mắc chân tay miệng?
Khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng thì ba mẹ cần lưu ý những điều sau đây để tránh quá lo lắng mà gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi của trẻ:
Không nên thoa thuốc xanh lên trên các mụn nước làm che khuất hình dạng gây khó khăn trong quá trình theo dõi và điều trị của bác sĩ.
Đối với trẻ không bị lở loét miệng thì không cần sử dụng kháng sinh bởi vì cơ thể của trẻ lúc này rất yếu dễ gây ra tác dụng phụ khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Không cần thiết phải uống thêm các loại vitamin trong quá trình điều trị bệnh.
Bố mẹ nên tắm rửa, vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm ở nơi kín gió để tránh tình trạng trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu và tránh gây nhiễm trùng.
Khi trẻ mắc bệnh có dấu hiệu khó ngủ hoặc hay giật mình, quấy khó thì trẻ đã có biến chứng của bệnh chân tay miệng và cần được đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Đặc biệt trong quá trình chăm sóc trẻ mắc chân tay miệng thì ba mẹ cũng phải đảm bảo an toàn về cách ly khi tiếp xúc để tránh lây lan bệnh. Đảm bảo về dinh dưỡng, sức khỏe và vệ sinh cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Xem thêm: Cách chữa bệnh chân tay miệng tại nhà mà ba mẹ cần biết
Chân tay miệng là căn bệnh không quá nguy hiểm ở trẻ nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Dựa vào các biểu hiện chân tay miệng thường xuất mà các ba mẹ có thể nhận biết được trẻ mắc bệnh và tìm cách điều trị cho trẻ. Theo dõi HENO để cập nhật thêm những căn bệnh thường xảy ra ở trẻ nhé.
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7