Làm cầu răng sứ có tốt không - Những ai nên làm cầu răng sứ

Làm cầu răng sứ có tốt không - Những ai nên làm cầu răng sứ

Tác giả: Quang Minh - Khoa Răng hàm mặt

1 năm trước


Làm cầu răng sứ là một trong những phương pháp trồng răng giả khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết có những loại cầu răng sứ nào và ai thích hợp để làm cầu răng sứ. Bài viết này HENO sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp khi đi làm cầu răng sứ.


    Cầu răng sứ là gì? Có những loại cầu răng sứ nào?

    Cầu răng sứ là gì?

    Bắc cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả thay thế một hoặc nhiều răng bằng cách nối một dãy cầu răng vào vị trí răng bị mất. Dãy cầu này được chế tạo gồm nhiều răng sứ dính vào nhau và được cố định trên hai trụ răng thật. Phần răng sứ ở giữa hai trụ chính là răng giả cố định thay thế cho răng thật bị mất.

    Để có một trụ cầu vừa khít với khuôn răng của người bệnh, nha sĩ sẽ cần đo tỉ lệ cẩn thận, sau đó mài hai răng thật để làm trụ sao cho không làm tổn thương và ảnh hưởng đến men răng.  

    cấu tạo cầu răng sứ truyền thống

    Cấu tạo của loại cầu răng sứ truyền thống

    Các loại cầu răng sứ phổ biến hiện nay

      • Cầu răng sứ truyền thống: đây là loại phổ biến nhất, răng làm trụ chính là hai bên răng thật ở khoảng trống mất răng. Nha sĩ cần phải mài nhỏ các răng thật để tạo khoảng trống nhằm chụp phần mão răng sứ của cầu răng lên

      • Cầu răng sứ cánh dán: loại răng sứ này ít làm tổn hại đến răng thật hơn do không cần phải mài răng trụ. Cầu răng gồm răng giả và phần cánh dán bằng xi măng nha khoa để dán vào trụ răng thật ở hai bên. Phương pháp này thường được dùng cho phần răng trước do chịu lực yếu, nhai kém.

      • Cầu răng sứ nhảy: có cấu tạo và thao tác tương tự như cầu răng sứ truyền thống, tuy nhiên. loại cầu răng sứ này chỉ sử dụng một răng thật để làm trụ. Do đó, thường thích hợp để thay thế răng cửa và răng cửa bên

    Ưu - nhược điểm của phương pháp bắc cầu răng sứ

    Ưu điểm khi sử dụng bắc cầu răng sứ

    Cầu răng sứ là biện pháp trồng răng giả phổ biến đang được nhiều người sử dụng không chỉ để phục hình răng mà còn đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Phương pháp này có các ưu điểm vượt trội như:

      • Thời gian thực hiện nhanh chóng: thực hiện trồng răng bắc cầu khá đơn giản, chỉ mất khoảng 4-5 ngày để phục hình lại răng, ngắn hơn rất nhiều so với khi cấy ghép Implant

      • Đảm bảo về mặt thẩm mỹ: cầu răng sứ có màu sắc tự nhiên, độ thẩm mỹ cao, phù hợp với cung hàm

      • Chức năng nhai nuốt: do có răng trụ là răng thật nên vẫn đảm bảo khả năng nghiền nhỏ thức ăn giống răng thật 

      • Tiết kiệm chi phí: tùy vào vật liệu làm răng sứ mà giá cả sẽ dao động khác nhau, trung bình khoảng 1-7 triệu đồng/răng


    làm cầu răng sứ có tính thẩm mỹ cao

    Cầu răng sứ đảm bảo tính thẩm mỹ giống như răng thật

    Nhược điểm của phương pháp

    Tuy nhiên, làm cầu răng sứ cũng có nhiều nhược điểm hơn so với phương pháp trồng răng bằng Implant, có thể kể đến:

      • Phần răng thật làm trụ dễ bị tổn thương: trong quá trình thực hiện cần phải mài răng thật, nếu thao tác không chính xác, sẽ ảnh hưởng đến tủy răng và làm răng ê buốt

      • Vẫn có khả năng xảy ra tiêu xương hàm, lợi co lại: không giống với cấy implant, khi làm cầu răng sứ không đặt chân răng, do đó, ở vị trí răng bị mất rất dễ bị tiêu xương hàm, tụt lợi và làm xô đẩy các răng liền kề

      • Không phải vị trí nào cũng thực hiện được: chọn răng trụ cần đảm bảo nhiều tiêu chí, việc thực hiện bắc cầu răng sứ trên răng cửa trước, cửa bên hoặc răng hàm trong sẽ rất khó khăn và không được chắc chắn

      • Tuổi thọ răng ngắn: trồng răng bằng cầu răng sứ chỉ duy trì từ 7-10 năm, qua thời gian hai bên trụ sẽ suy yếu và cần làm lại

      • Vệ sinh khó khăn: phần dưới cầu răng là nơi dễ bám dính thức ăn thừa, rất khó vệ sinh. Điều này có thể gián tiếp gây nên hôi miệng, viêm lợi và một số bệnh về răng miệng khác

    vệ sinh răng miệng sau khi làm cầu răng sứ

    Việc vệ sinh răng miệng sau khi bắc cầu răng sứ khó khăn hơn so với các phương pháp khác

    Những ai nên làm cầu răng sứ

    Trồng răng giả bằng cầu răng sứ là phương pháp làm răng khá đơn giản lại an toàn nên rất phổ biến. Đặc biệt, nếu tình trạng răng miệng của bạn đang gặp các vấn đề sau đây, bạn có thể sử dụng phương pháp này để phục hình lại răng:

      • Hàm răng bị mất một hoặc nhiều răng

      • Răng bị sâu hoặc viêm nghiêm trọng không phục hồi được mà cần phải nhổ đi để thay răng mới

      • Răng thưa nhiều, kẽ hở lớn không đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhai nuốt của hàm

      • Răng bị sứt hoặc bị gãy, nhiễm màu nặng

    Bên cạnh tình trạng răng của người bệnh, nha sĩ cũng cần dựa vào nhiều yếu tố khác để xác định phương pháp làm cầu răng sứ có thực sự phù hợp hay không. Các yếu tố đó bao gồm:

      • Độ chắc khỏe của răng làm trụ

      • Phần lợi xung quanh vị trí thao tác không bị viêm hay gặp tổn thương gì

      • Các răng ở phía đối diện vẫn đảm bảo được chức năng nhai nuốt

      • Thể trạng người bệnh khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý cấp tính như: tim mạch, máu khó đông, ung thư máu, rối loạn thần kinh,...

    Làm cầu răng sứ có bền không - Cách chăm sóc để tăng tuổi thọ cầu răng sứ

    So với cấy ghép implant có độ bền lên tới hơn 20 năm thì làm răng bằng cầu răng sứ có tuổi thọ ngắn hơn. Điều này là bởi hai lý do chính: 

      • Làm cầu răng sứ không cắm trụ thay thế chân răng vào lợi tại vị trí răng bị mất nên chức năng răng giả không thể đảm bảo như khi cấy ghép răng bằng Implant

      • Hai bên trụ răng khi bắc cầu răng không thể đảm bảo về lâu dài, sẽ cần kiểm tra răng trụ thường xuyên và thay mới khi cần thiết

    Tuy nhiên, nếu biết chăm sóc đúng cách, chúng ta hoàn toàn có thể tăng tuổi thọ của cầu răng sứ. Một số mẹo hữu ích giúp kéo dài độ bền của răng sứ bắc cầu mà bạn nên áp dụng như:

      • Thay đổi thói quen ăn nhai: nếu bạn hay có thói quen nhai một bên hàm thì bạn nên thay đổi và chuyển sang nhai cả hai bên luân phiên. Việc dồn quá nhiều lực khi nhai vào phần răng trụ sẽ khiến chúng nhanh bị hỏng và phải thay mới

      • Không nên ăn thực phẩm quá cứng hoặc quá dai: đồ quá cứng khi cắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến răng, dễ gây mẻ cầu răng. Các thực phẩm quá dai thì khiến răng phải hoạt động nhiều, làm giảm tuổi thọ của răng sứ

      • Vệ sinh răng miệng đúng cách: cần chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh sau khi ăn. Để làm sạch phần dưới cầu răng, có thể sử dụng tăm nước giúp đẩy sạch thức ăn thừa

      • Thăm khám nha khoa định kỳ: việc kiểm tra tình trạng cầu răng sứ thường xuyên giúp bác sĩ sớm phát hiện ra các vấn đề viêm nhiễm để có biện pháp điều trị kịp thời

    Hy vọng qua những thông tin về phương pháp làm cầu răng sứ trên đã giúp bạn đọc đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn khi quyết định sử dụng dịch vụ trồng răng tại các cơ sở nha khoa. Đừng quên theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về nha khoa thẩm mỹ và chăm sóc sức khỏe răng miệng bạn nhé.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN