5 xu hướng thanh toán được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm 2023
Thanh toán là một phần không thể thiếu trong giao dịch hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Chính vì vậy, các xu hướng thanh toán qua mỗi thời kỳ phải được thay đổi liên tục để phục vụ lợi ích cho cả hai bên: kẻ mua người bán. Cùng HENO tìm hiểu 5 xu hướng thanh toán được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm sau, năm 2023.
1, Kết hợp thanh toán online và offline
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của các hình thức thanh toán online, chỉ với một chạm, các giao dịch mua sắm hàng hóa đều được thanh toán thành công. Bên cạnh đó, cũng không yêu cầu biên lai giao dịch hay hóa đơn chứng tờ quá phức tạp nên thanh toán online càng được ưa chuộng hơn bao giờ hết.
Giờ đây, không chỉ các cửa hàng lớn mà ngay cả những gánh hàng rong trên vỉa hè cũng có internet banking hay các ứng dụng thanh toán điện tử thuận lợi cho khách mua hàng.
Việc kết hợp cả hai phương thức thanh toán online và offline đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh giao dịch giữa người bán và người mua. Người bán thu được càng nhiều tệp khách hàng trải dài ở mọi lứa tuổi bởi hình thức thanh toán linh hoạt. Người mua có trải nghiệm mua sắm “mượt mà”, tiết kiệm thời gian hơn. Chính vì vậy, các hình thức thanh toán sẽ ngày càng đa dạng và được kết hợp linh hoạt trong năm tới.
Thanh toán online sẽ chiếm phần nhiều tại các quầy thanh toán
2, Ví điện tử trở nên thường nhật
Những cái tên như MoMo, VNPay, Vimo, ZaloPay,.. là những loại ví điện tử đã quá quen thuộc tại các quầy thanh toán, Tích hợp ngay trên điện thoại di động với nhiều tính năng đa dạng cũng như nhiều voucher khuyến mãi, ví điện tử đang dần trở thành hình thức thanh toán thường nhật với người Việt.
Không chỉ tại Việt Nam mà ví điện tử cũng phủ rộng trên toàn thế giới, đặc biệt là vào năm 2023. Theo dự đoán vào năm tới, hơn 4 tỷ người tiêu dùng toàn cầu sẽ sử dụng ví điện tử để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, 1,6 tỷ người sẽ dùng hình thức này trực tiếp tại các quầy thanh toán ở các điểm bán hàng.
3, Xu hướng thanh toán mua trước trả sau ngày một phổ biến rộng rãi
Có thể nói, mua trước trả sau trở nên rầm rộ do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Trong thời gian xảy ra đại dịch do sự thu hẹp về tài chính, xu hướng tiêu dùng của người dân dần thay đổi. Họ lựa chọn mua các mặt hàng hàng cấp thiết nhưng không cần thanh toán trong một lần mà trả sau thành nhiều kỳ hạn.
Mặc dù ko còn ảnh hưởng đại dịch nặng nề như trước, nhưng mua trước trả sau vẫn được ưa chuộng bởi phù hợp với thế hệ gen Z, những người không ngần ngại “chốt đơn” ngay chứ không chờ đợi đủ tiền mới mua sắm sản phẩm mà mình mong muốn. Không chỉ thế, nhiều người còn sử dụng hình thức thanh toán tiện lợi này như một cách phân bổ chi tiêu hợp lý, không tốn chi phí quá lớn cho một lần thanh toán mà chia thành từng khoản nhỏ, trả sau định kỳ mà không phải chịu thêm lãi suất.
Một lý do nữa khiến mua trước trả sau ngày một phổ biến rộng rãi là bởi chúng có tính ứng dụng cao, phủ rộng cho mọi ngành hàng, lĩnh vực. Theo thống kê từ MarketWatch, các ngành hàng dẫn đầu mua trước trả sau theo thứ tự bao gồm:
Mua sắm bán lẻ
Đồ nội thất
Chăm sóc sức khỏe
Giáo dục
Ô tô
May thời trang
Điện tử
Tại Việt Nam, các thương hiệu mua trước trả sau nổi tiếng cho từng ngành hàng có thể kể đến như: Fundiin với ứng dụng mua trước trả sau cho sản phẩm bán lẻ, HENO cung cấp dịch vụ mua trước trả sau dành riêng cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp,....
4, Thanh toán một chạm và QR code chiếm phần lớn tại các nhà bán lẻ
Thanh toán một chạm giúp rút ngắn thời gian thanh toán, gói gọn toàn bộ quy trình thanh toán chỉ với 1 chạm. Tại Việt Nam, hai hình thức thanh toán một chạm phổ biến nhất là thẻ visa một chạm và tap-to-phone.
Thanh toán bằng thẻ VISA một chạm: là hình thức cho phép người tiêu dùng chạm hoặc vẫy nhẹ thẻ tín dụng trên thiết bị đọc thẻ tại quầy thanh toán mà không cần quẹt thẻ hay nhập mã pin
Thanh toán bằng Tap-to-phone: tap-to-phone hoặc tap-to-mobile cũng tương tự như thẻ visa, chỉ cần chạm thiết bị di động vào máy đọc thẻ hoặc chiếc di động có tính năng tap-to-phone tại quầy thanh toán
Thanh toán một chạm với thẻ VISA khá phổ biến tại Việt Nam
Còn đối với QR code, là một loại mã vạch ma trận, cho phép quét và đọc mã bằng các thiết bị như máy đọc mã vạch hoặc điện thoại có camera với ứng dụng cho phép quét mã, vô cùng tiện lợi cho người dùng.
Tại Việt Nam, xu hướng thanh toán bằng QR code ngày một phổ cập cũng không có gì khó hiểu bởi các giao dịch online phát sinh ngày càng nhiều. Không chỉ thế, phương thức này lại tiết kiệm thời gian bởi người dùng không cần nhập thông tin quá nhiều lần, hạn chế phát sinh biên lai, hóa đơn giấy rườm rà, phức tạp.
5, Nhiều người dùng chuyển qua thanh toán bằng giọng nói
Ngày càng có nhiều người sử dụng loa thông minh và các thiết bị tương tự để thanh toán và gửi tiền chỉ bằng giọng nói.
Theo khảo sát của PwC dựa trên một nghìn người, cho thấy một nửa số người dùng sử dụng trợ lý ảo bằng giọng nói để mua hàng vào năm 2021. Trong số đó, 40% mua sản phẩm qua loa thông minh hàng tháng. Trong khi 10% làm điều đó mỗi ngày. Điều này khiến cho tổng khối lượng giao dịch qua loa thông minh năm 2021 ở mức 4,6 tỷ USD. Con số này dự kiến thậm chí sẽ tăng gấp 4 lần lên 19,4 tỷ USD vào năm 2023.
Thanh toán bằng giọng nói cũng được dự đoán sẽ trở thành xu hướng trong năm 2023
Tuy nhiên, do lo lắng về vấn đề bảo mật khi thanh toán hàng hóa bằng giọng nói, người tiêu dùng phần lớn vẫn chỉ sử dụng hình thức thanh toán này cho các khoản chi tiêu nhỏ lẻ như mua hàng tạp hóa hoặc vé xe phương tiện công cộng.
Trên đây là 5 xu hướng thanh toán được dự đoán sẽ bùng nổ vào năm 2023. Việc nhạy bén đón đầu xu thế các hình thức thanh toán mới giúp bạn chủ động và thuận tiện hơn trong việc chi tiêu cá nhân cũng như gia đình. Tiếp tục theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều xu hướng tài chính mới nhé!
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7