Các phương pháp bảo quản thực phẩm tránh ôi thiu vào mùa hè

Các phương pháp bảo quản thực phẩm tránh ôi thiu vào mùa hè

A
Admin - 11 tháng trước

Mùa hè nắng nóng và độ ẩm cao khiến thịt cá dễ bị ôi thiu, rau củ quả thì nhanh héo úa nếu không được bảo quản đúng cách. Điều này sẽ là một nguyên nhân lớn gây ra sự lãng phí. Chính vì vậy nắm vững các phương pháp bảo quản thực phẩm sau đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.



    Cách bảo quản rau củ quả

    Mặc dù không có nhiều tác nhân gây ôi thiu nhưng bạn vẫn nên bảo quản rau củ quả ở nhiệt độ thấp vào mùa hè. Đặc biệt, các loại rau, củ, quả như: súp lơ, táo, chuối, rau muống, bắp cải..., nên bảo quản ở nhiệt độ từ 1 đến 4 độ C.

    Với những loại rau củ quả dễ lên mầm như khoai tây, hành tây, tỏi bạn nên để ở nơi thoáng mát. Nếu đặt trong tủ thì nên để riêng với nhau để chúng không bị hấp thụ mùi lẫn nhau. Tốt nhất nếu được, bạn hãy mua đến đâu ăn hết đến đó hoặc chia nhỏ thành từng bữa, tránh việc bỏ ra bỏ vào tủ lạnh quá nhiều lần.

    Rau củ quả được phân loại sẵn khi bảo quản trong tủ lạnh

    Rau củ quả nên được rửa và phân loại sẵn khi bảo quản trong tủ lạnh

    Cách bảo quản đồ tươi sống

    Các loại thịt cá tươi sống khi đi chợ về nên được rửa sạch ngay giúp hạn chế tối đa các loại vi khuẩn hay nấm mốc trong quá trình vận chuyển và buôn bán. Ngoài ra, để tránh việc phải rã đông nhiều lần, bạn nên chia nhỏ thành các phần đủ ăn và đựng trong các hộp kín, đã được vệ sinh sạch sẽ.

    Thời gian bảo quản tối đa trong tủ đá đối với thịt bò, cừu, dê là 30 ngày; với thịt heo, gà, vịt là khoảng 10 - 15 ngày. Còn với cá, chỉ nên sử dụng trong vòng 7 ngày từ khi cất giữ trong tủ đá để cá được tươi ngon hơn. 

    thịt cá được bảo quản riêng trong tủ đông

    Chia nhỏ đồ tươi sống để tránh rã đông nhiều lần

    Cách bảo quản thực phẩm chín

    Với thực phẩm chín, dù đã được đun sôi, nấu chín bởi nhiệt nhưng vẫn có những lưu ý khi bảo quản vào mùa hè nắng nóng. Nếu là đồ mới nấu thì bạn cần làm nguội nhanh và bỏ trong các hộp đựng bằng thủy tinh hoặc sứ. Còn đối với thức ăn thừa, cũng cần đun lại và để nguội trước khi đưa vào tủ lạnh bảo quản. Không nên để thức ăn còn nóng vào trong hộp kín để vào tủ lạnh bởi nhiệt độ cao gặp lạnh đột ngột sẽ khiến thức ăn ngưng tụ thành hơi nước, tạo điều kiện vi khuẩn có hại phát triển. 

    Cũng cần chú ý đến thời gian bảo quản tối đa của các loại thức ăn, nhất là các món canh chỉ nên bảo quản tối đa là 24 giờ, còn những món kho, mặn thì không nên để quá 3 ngày và ưu tiên để ở nơi lạnh nhất của ngăn mát tủ lạnh.

    Thực phẩm chín đóng họp bảo quản trong tủ lạnh

    Thực phẩm chín đóng hộp bảo quản trong tủ lạnh

    Một số lưu ý khi chế biến và bảo quản thức ăn trong mùa hè

    Mùa hè với nhiệt độ cao là thời điểm thích hợp cho các loại vi khuẩn, nấm chứa độc tố phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bạn nên lưu ý một số điều sau khi chế biến và bảo quản thực phẩm trong mùa hè:

    • Để riêng thực phẩm chín và sống: Không chỉ nên phân chia thức ăn sống và chín khi bảo quản trong tủ lạnh mà cũng không nên dùng chung dao thớt cho cả thực phẩm chín và sống.

    • Chú ý đến nhiệt độ bảo quản: Thịt và rau sống nên được bảo quản ở 5( độ C hoặc thấp hơn để tươi lâu. Ngăn mát tủ lạnh nên để dưới 5 độ C và ngăn đá từ -15 đến -18 độ C, thùng giữ lạnh nên dùng đá sạch hoặc túi đá khô.

    • Luôn hâm nóng đồ ăn sau khi mang ra từ tủ lạnh: bạn hãy chắc chắn rằng thức ăn  đã được hâm sôi trước khi để qua đêm và cứ cách vài tiếng hãy hâm nóng chúng lại trên 75(o)C .

    • Lưu ý khi rã đông: Không nên quá vội vàng khi rã đông đồ trong tủ lạnh bới rất dễ làm mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm. 

    Dù là hè hay đông hay bất kỳ khoảng thời gian nào trong năm thì việc vệ sinh an toàn thực phẩm cũng nên được đặt lên hàng đầu. Với những chia sẻ trên, hy vọng đã giúp bạn biết và áp dụng thêm nhiều cách bảo quản thực phẩm an toàn vào mùa hè. Biết thêm nhiều mẹo hay hơn nữa trong chuyên mục Mẹo vặt sức khỏe của HENO bạn nhé.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN