4 loại thuốc chữa đau đầu phổ biến hiện nay và lưu ý khi sử dụng

4 loại thuốc chữa đau đầu phổ biến hiện nay và lưu ý khi sử dụng

A
Admin - 11 tháng trước

Bệnh đau đầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ, biểu hiện từ nhẹ cho đến nặng, có thể đau ở một bên hoặc lan tỏa hết cả đầu. Việc tìm đến các loại thuốc chữa đau đầu không kê đơn là biện pháp giải quyết nhanh nhất mà nhiều người áp dụng. Sau đây là 4 loại thuốc chữa đau đầu phổ biến mà bạn có thể tham khảo.



    Tác dụng của các loại thuốc chữa đau đầu

    Phần lớn các loại thuốc đau đầu trên thị trường hiện nay đều có tác dụng làm giảm các triệu chứng cơn đau đầu bằng cách làm suy yếu mức độ tác động của các chất trung gian hóa học gây cảm giác đau được tạo ra trong quá trình viêm.

    Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ có tác động giảm đau khác nhau tại những thời điểm khác nhau khi xuất hiện những cơn đau đầu, có thể kể đến như:

      • Thuốc giảm các triệu chứng thường gặp khi đau đầu.

      • Thuốc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu.

      • Thuốc ngăn chặn các triệu chứng sau cơn đau đầu.

    Ngoài ra, cũng có thể chia các loại thuốc đau đầu thành hai nhóm: thuốc kê đơn và không kê đơn. Với nhóm không kê đơn, bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc trên thị trường, còn với nhóm kê đơn, cần có chỉ định và liều dùng từ các bác sĩ.

    4 nhóm thuốc đau đầu không kê đơn phổ biến

    1, Acetaminophen (Paracetamol, Panadol)

    Acetaminophen là một nhóm các loại thuốc giảm đau và hạ sốt, chứa một hoạt chất cùng tên Acetaminophen. Các loại thuốc Acetaminophen được sử dụng để điều trị đau đầu phổ biến trên thị trường hiện nay là Paracetamol và Panadol… 

    Loại thuốc này dùng được cho cả trẻ em và người lớn. Song, Tuy nhiên, với trẻ em, bạn nên cân nhắc sử dụng acetaminophen một cách thận trọng cho trẻ em dưới 12.  Lúc này, liều dùng được xác định dựa theo cân nặng, trung bình là 10 – 15 mg/kg mỗi liều trong mỗi 4-6 giờ, tối đa 5 liều trong 24 giờ. Còn với người lớn, Liều khuyến cáo của Acetaminophen cho người lớn trong một lần là từ một đến hai viên 500mg và không uống quá bốn lần trong 24 giờ. Mỗi lần uống thuốc nên cách nhau tối thiểu 4 tiếng.

    Nhóm thuốc Acetaminophen cũng được đánh giá là ít có tác dụng phụ là lựa chọn nên xem xét đầu tiên khi điều trị các loại đau nói chung theo Tổ chức y tế Thế Giới.

    Thuốc panadol

    Thuốc Panadol thuộc nhóm thuốc đau đầu Acetaminophen

    2, Aspirin

    Aspirin cũng là một nhóm thuốc trị đau đầu không kê đơn phổ biến khác chuyên sử dụng để điều trị những cơn đau, đặc biệt là đau đầu. Aspirin xuất hiện phổ biến nhất là ở 2 dạng: dạng viên nén và gói bột hòa tan uống.

    Liều dùng thuốc trị đau đầu Aspirin cho một người bình thường thường là một hoặc hai viên 300mg cách nhau mỗi 4-6 giờ. Tuy nhiên trẻ em dưới 16 tuổi được khuyến cáo không nên sử dụng Aspirin trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.

    Sử dụng Aspirin cũng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc thuộc nhóm Acetaminophen, bao gồm khó thở, sốc phản vệ, co thắt phế quản, mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt và phát ban.

    3, Ibuprofen (nhóm NSAID)

    Ibuprofen là một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) giúp điều trị các cơn đau ở mức độ trung bình và nặng. Hiệu quả của thuốc có thể xoa dịu những cơn đau từ cấp độ trung bình đến nặng trong vòng 2 giờ hoặc hơn.

    Thông thường, liều dùng thuốc Ibuprofen khuyến cáo sử dụng mỗi lần uống một hoặc hai viên 200mg và uống cách nhau 6 giờ. Chỉ được sử dụng Ibuprofen 800mg trong trường hợp đau đầu dữ dội và được chỉ định bởi bác sĩ. Ngoài ra, cần lưu ý phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tháng tuổi không được sử dụng Ibuprofen để giảm đau đầu. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng thuốc chữa đau đầu Ibuprofen để khắc phục cơn đau vùng đầu gây khó chịu.

    Tuy nhiên, các loại thuốc thuộc nhóm Ibuprofen cũng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:

      • Viêm loét dạ dày: Đau dạ dày từ nhẹ đến nặng

      • Chảy máu đường tiêu hóa: Tiêu phân hắc ín, nôn máu hoặc chất màu bã cà phê,…

      • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, khó tiêu, tiêu lỏng,..

      • Mệt mỏi

      • Dị ứng thuốc

    Thuốc đau đầu thuộc nhóm Ibuprofen

    Thuốc đau đầu thuộc nhóm Ibuprofen

    4, Naproxen (nhóm NSAID)

    Naproxen thường được điều chế dưới dạng gel, viên con nhộng, viên cứng hoặc viên sủi. Loại thuốc này được biết đến với công dụng giúp giảm nhanh các cơn đau đầu và điều trị tình trạng đau đầu kéo dài.

    Thông thường, với thuốc giảm đau đầu không kê đơn Naproxen, nên uống khi cơn đau xuất hiện và uống cách nhau 8-12 giờ. Nếu dùng thuốc để điều trị đau đầu thì bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng theo đơn thuốc phù hợp với từng người bệnh.

    Đặc biệt, ngoài những tác dụng phụ chung của nhóm thuốc NSAID, cần lưu ý không dùng naproxen cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang cố gắng thụ thai.

    Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc đau đầu không kê đơn

    Bạn có thể tìm mua các loại thuốc đau đầu không kê đơn một cách dễ dàng tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để chọn lựa các loại thuốc phù hợp và hạn chế tối đa tác dụng phụ từ các loại thuốc, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

      • Chọn loại thuốc thích hợp: Có nhiều loại thuốc đau đầu không kê đơn trên thị trường. Chọn loại thuốc phù hợp với triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn có bất kỳ yếu tố y tế đặc biệt hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc nhà dược để được tư vấn.

      • Tuân thủ liều lượng: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tuân thủ liều lượng khuyến nghị và không sử dụng quá liều. Tránh việc sử dụng quá mức hoặc dùng thường xuyên trong một thời gian dài mà không có sự giám sát y tế. Việc sử dụng quá liều có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với các loại thuốc chứa thành phần như acetaminophen hoặc ibuprofen.

      • Chú ý đến tác dụng phụ: Các loại thuốc đau đầu không kê đơn có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi hoặc tiêu chảy. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào không mong muốn, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

      • Tránh sử dụng khi có yếu tố riêng: Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe như bệnh gan, bệnh thận, dị ứng hoặc đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước để chọn được loại thuốc chữa đau đầu phù hợp nhất.

    Cần tham vấn ý kiến của bác sĩ

    Nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc chữa đau đầu

    Các loại thuốc chữa đau đầu được liệt kê trong bài viết đều có tác dụng phụ và những lưu ý để sử dụng sao cho phát huy tối đa hiệu quả. Khám phá thêm nhiều thông tin về cách sử dụng các loại thuốc trên chuyên mục Thuốc và Dược liệu tại Cẩm nang của HENO bạn nhé.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN