Các loại xét nghiệm ung thư cổ tử cung cần thực hiện khi đi tầm soát

Các loại xét nghiệm ung thư cổ tử cung cần thực hiện khi đi tầm soát

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung sẽ giúp quá trình điều trị và kiểm soát bệnh tốt hơn. Và việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung là phương pháp hiệu quả được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Cùng HENO tìm hiểu một số loại xét nghiệm này nhé! 



    Khi nào nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

    Theo nhiều chuyên gia khuyến cáo thì việc thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung nên được thực hiện khi phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản. Lúc này sẽ có thể phát hiện sớm các yếu tố gây ung thư để phòng ngừa và điều trị tốt hơn.

    Bên cạnh đó, khi có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ ung thư cổ tử cung thì có thể thực hiện kiểm tra như:

      • Chảy máu sau khi quan hệ tình dục.

      • Chảy máu âm đạo bất thường.

      • Khí hư âm đạo bất thường, có mùi hôi, có màu vàng hoặc dịch nhầy có máu.

      • Đau tức bụng dưới, khó chịu khi đi tiểu.

      • Kinh nguyệt không ổn định, hay bị rong kinh.

    Các loại xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến

    Trong các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay thì phổ biến nhất là 3 loại xét nghiệm sau:

    1, Xét nghiệm PAP

    Xét nghiệm PAP còn gọi là xét nghiệm phết tế bào tử cung để phát hiện sớm các tết bào cổ tử cung bị biến đổi bất thường. Nếu phát hiện được những tế bào này thì cơ thể của bạn đã có dấu hiệu tiền ung thư hoặc đang ở giai đoạn khởi phát.

    Khi thực hiện xét nghiệm này người bệnh sẽ nằm trên giường bệnh ở tư thế dang rộng 2 chân và bác sĩ nằm dùng mỏ vịt để đưa vào âm đạo đến cổ tử cung để lấy một ít tế bào cổ tử cung. Tiếp đến sẽ đưa các tế bào này đi phân tích.

    Nếu kết quả xét nghiệm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường thì bệnh nhân có thể làm thêm một số xét nghiệm khác để chắc chắn và tiến hành điều trị để ngăn ngừa phát triển thành ung thư.

    Xem thêm: Tổng hợp chi tiết giá xét nghiệm HPV mới nhất hiện nay

    bác sĩ chuẩn bị thực hiện vét tế bào cổ tử cung để xét nghiệm PAP

    Bác sĩ tiến hành lấy tế bào cổ tử cung để xét nghiệm PAP

    2, Xét nghiệm Thinprep

    Xét nghiệm Thinprep là xét nghiệm tế bào cổ tử cung được tiến tiến từ xét nghiệm Pap để chẩn đoán chính xác bệnh. Các tế bào sau khi thu thập được sẽ hòa với dung dịch định hình để giữ tế bào và cho kết quá chính xác hơn.

    Bác sĩ sẽ thu thập các tế bào bằng cách dùng chổi đặt biệt đưa vào cổ tử cung để lấy mẫu và sẽ được bảo quản chuyên biệt với dung dịch.

    3, Xét nghiệm HPV test

    Xét nghiệm HPV test sẽ có thể phát hiện được DNA của virus HPV sớm với độ nhạy cao, đặc biệt là 2 chủng virus gây ung thư phổ biến như type 16 và type 18 để điều trị kịp thời.

    Khi thực hiện xét nghiệm này bác sĩ sẽ không dùng mỏ vịt nhưng bình thường mà sẽ dùng que quấn gòn để đưa vào cổ tử cung qua âm đạo để lấy mẫu. Xét nghiệm HPV test hiện nay được khuyến cáo dùng thay thế cho xét nghiệm Pap truyền thống vì có độ nhạy và chính xác cao.

    bộ xét nghiệm HPV test

    Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm HPV test

    Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung 

    Để xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung cho kết quả chính xác nhất thì khi thực hiện bạn cần chú ý một số điều sau đây:

      • Các đối tượng bị viêm nhiễm âm đạo thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

      • Không quan hệ trước khi xét nghiệm khoảng 2-3 ngày.

      • Không sử dụng tampons, đặt thuốc âm đạo hay thụt rửa âm đạo trước khi xét nghiệm từ 2-3 ngày.

      • Không làm xét nghiệm khi đang trong kỳ kinh nguyệt.

      • Nên đi vệ sinh trước khi làm xét nghiệm để cơ thể thoải mái hơn.

      • Sau khi làm xét nghiệm có thể ăn uống đi lại bình thường mà không cần kiêng cữ. Nếu phát hiện âm đạo bị chảy máu khi xét nghiệm xong có thể thông báo cho bác sĩ để kiểm tra lại.

    Hy vọng những thông tin về xét nghiệm ung thư cổ tử cung trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ và kiểm soát sức khỏe của bản thân hiệu quả. Theo dõi HENO ngay nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN