Khám phụ khoa là gì và quy trình khám như thế nào?

Khám phụ khoa là gì và quy trình khám như thế nào?

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Khám phụ khoa là việc cực kỳ cần thiết nhưng do tâm lý còn e ngại nên phái nữ vẫn chưa dám đến các cơ sở y tế để thăm khám. Để có tâm lý thoải mái khi đi khám, chị em cần hiểu rõ khám phụ khoa là gì và quy trình, trình tự các bước khám như thế nào. Tất cả các thông tin đó sẽ được giái đáp trong bài viết dưới đây.



    Khám phụ khoa là gì?

    Khám phụ khoa là danh mục khám bệnh dành riêng cho nữ giới, đảm bảo sức khỏe tình dục và sinh sản của phụ nữ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát hệ cơ quan sinh dục bao gồm: âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn, tử cung, cổ tử cung… để phát hiện chị em có mắc các bệnh lý viêm nhiễm, dị dạng và rối loạn đường sinh dục, bệnh lý cơ quan sinh sản, tiền ung thư và ung thư phụ khoa hay không

    bệnh nhân đi khám phụ khoa

    Khám phụ khoa giúp bảo đảm sức khỏe sinh sản cho phái nữ

    Quy trình khám phụ khoa gồm những gì?

    Trên thực tế, quy trình cụ thể khi thăm khám phụ khoa còn tùy thuộc vào từng cơ sở y tế và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, thông thường, khám phụ khoa sẽ gồm các bước sau:

    Bước 1: Kiểm tra tổng quát: 

    Để bắt đầu tiến hành thăm khám, bác sĩ cần biết các thông tin cơ bản liên quan đến cân nặng, chiều cao cũng như tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.

    Bước 2: Khám lâm sàng bộ phận sinh dục

    Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiến hành khám ngoài bộ phận sinh dục bao gồm: nếp gấp bẹn, môi lớn, môi bé, vùng mu, tầng sinh môn,... Đồng thời cũng kiểm tra vùng ngực và vùng bụng để phát hiện xem có dấu hiệu bất thường nào không.

    Bước 3: Khám bằng dụng cụ mỏ vịt chuyên dụng

    Sau khi đã khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiếp tục thăm khám bằng dụng cụ chuyên dụng là mỏ vịt. Mỏ vịt đã được sát khuẩn và bôi trơn sẽ được đưa vào âm đạo để kiểm tra các bộ phận. Đồng thời, nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường hoặc có nguy cơ bị ung thư, bác sĩ sẽ lấy luôn  mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào cổ tử cung để đem đi làm xét nghiệm.

    khám chuyên sâu trong khám phụ khoa

    Khám phụ khoa cần các dụng cụ chuyên sâu

    Một số xét nghiệm mà chị em cần làm khi đi khám phụ khoa như:

      • Xét nghiệm Pap: Là phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung giúp phát hiện những vấn đề xuất hiện ở tử cung, chỉ định dành cho phụ nữ từ 21-65 tuổi

      • Xét nghiệm HPV: tương tự như xét nghiệm pap, xét nghiệm HPV cũng lẫy mẫu tế bào cổ tử cung để kiểm tra virus HPV gây ung thư cổ tử cung và mụn cóc ở bộ phận sinh dục. 

      • Xét nghiệm CA- 125: là xét nghiệm để kiểm tra nồng độ protein trong máu, qua đó chẩn đoán xem có ung thư phát triển ở buồng trứng hay không

      • Xét nghiệm nội tiết tố: kiểm tra nồng độ hormone quan trọng trong cơ thể như progesterone, estradiol, từ đó, rút ra kết luận về vấn đề sinh sản và kinh nguyệt của phụ nữ

    Bước 4: Siêu âm

    Kỹ thuật siêu âm đầu dò thường được áp dụng khi đi khám phụ khoa. Phương pháp này giúp các bác sĩ quan sát được các bộ phận sâu bên trong (như vòi trứng, tử cung, buồng trứng,…). Kỹ thuật này có phần phức tạp, đòi hỏi tay nghề bác sĩ cũng như trang thiết bị hiện đại.

    Bước 5: Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại

    Dựa trên quá trình thăm khám cũng như các kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh lý của bạn và phương pháp điều trị nếu có dấu hiệu bất thường. Đồng thời, hẹn lịch tái khám.

    Xem thêm: Gợi ý 5 phòng khám, bệnh viện khám phụ khoa tốt nhất tại Hà Nội

    Khi nào cần đi khám phụ khoa

    Khám phụ khoa nên trở thành hoạt động thăm khám định kỳ từ 3-6 tháng/lần  của chị em phụ nữ. Nữ giới ở độ tuổi từ 13-15 tuổi là đã có thể khám phụ khoa, Đặc biệt, trước khi kết hôn và trước khi có ý định mang thai, chị em phụ nữ cũng nên đến các cơ sở y tế để khám sản phụ khoa.

    Ngoài ra, nếu nhận thấy có các dấu hiệu bất thường sau đây, chị em nên đi khám càng sớm càng tốt:

      • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

      • Âm đạo chảy máu bất thường 

      • Dịch âm đạo khác thường

      • Kinh nguyệt có màu hoặc mùi lạ

      • Các vấn đề bất thường liên quan đến tiểu tiện

      • Cảm thấy đau hoặc chảy máu ở bộ phận sinh dục sau khi quan hệ

      • Đau vùng bụng dưới, vùng chậu kéo dài

    Đau bụng dưới kéo dài là dấu hiêu cần phải đi khám phụ khoa

    Đau bụng dưới kéo dài là dấu hiêu cần phải đi khám phụ khoa

    Một số chú ý khi đi khám phụ khoa

    Không ít chị em phụ nữ vẫn còn tâm lý e ngại khi đi khám phụ khoa. Để giúp phái nữ có tâm lý thoải mái hơn, sau đây là một số lưu ý khi chị em thăm khám phụ khoa:

      • Không đi khám trong kỳ kinh nguyệt, chỉ khám sau khi sạch ngày kinh 3-5 ngày.

      • Không quan hệ tình dục ít nhất trước đó 48h.

      • Ngừng sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, không thụt rửa âm đạo.

      • Ngừng sử dụng thuốc đặt âm đạo trong 72 giờ.

      • Không sử dụng rượu, bia hoặc thức ăn ngọt.

      • Mặc trang phục thoải mái, thuận tiện cho việc thăm khám.

    Xem thêm: Review chi phí khám phụ khoa tại N bệnh viện lớn nhất hiện nay

    Bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về việc khám phụ khoa là gì và cụ thể quy trình khám như thế nào. Phái nữ nên thực hiện việc khám phụ khoa càng sớm càng tốt và duy trì định kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản ở trạng thái tốt nhất. Đọc thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe sinh sản tại trang Cẩm nang của HENO bạn nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN