Khám tầm soát ung thư cổ tử cung: Nên thực hiện khi nào và ở đâu?
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao ở phụ nữ. Tuy nhiên dưới sự phát triển của khoa học và y học thì căn bệnh này đã trở thành căn bệnh có thể phòng ngừa bằng cách khám tầm soát ung thư cổ tử cung. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn việc khám tầm soát ung thư cổ tử cung gồm những gì và nên thực hiện ở đâu.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là do bị nhiễm virus HPV. Đây là một loại virus xâm nhập vào các tế bào và khiến các tế bào bị biến đổi. Ngoài ra, còn có một số loại virus HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung như ung thư âm đao, ung thư dương vật, ung thư âm họ, miệng, hậu môn. Tuy nhiên virus HPV có khả năng gây ung thư được xếp vào những chủng có nguy cơ cao.
Virus HPV sẽ lây truyền từ người này sang người kia khi hoạt động từ dục và đa số những người có quan hệ tình dục sẽ đều bị nhiễm HPV một lần trong đời. Thông thường nhiễm HPV sẽ không có triệu chứng và hầu hết các trường hợp sẽ có thể tự khỏi.
Ở những phụ nữ nhiễm HPV nhẹ thì chỉ gây ra những thay đổi nhỏ trong các tế bào cổ tử cung và chúng sẽ trở lại bình thường khi virus bị loại bỏ. Còn nếu virus không biến mất và tồn tại trong thời gian dài có thể gây ra những thay đổi nghiêm trọng hơn trong tế bào ở cổ tử cung và dẫn đến ung thư.
Tại sao cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung
Các tế bào trong cổ tử cung sẽ mất khoảng 3-7 năm đẻ biến đổi thành ung thư. Vì thế, khám tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ có thể sàng lọc và phát hiện được những thay đổi này trước khi chúng trở thành ung thư.
Nếu người bệnh có những thay đổi với nguy cơ thấp thì có thể được kiểm tra thường xuyên để xem các tế bào có hoạt động bình thường không. Còn đối với những phụ nữ có nguy cơ nhiễm cao thì có thể điều trị nhanh chóng và kịp thời để loại bỏ các tế bào ung thư.
Khám tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời
Ai nên thực hiện tầm soát cổ tử cung
Tầm soát cổ tử cung sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc phát hiện và điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả cho chị em phụ nữ, đặc biệt là những đối tượng sau:
Những người nhiễm virus HPV
Phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài
Phụ nữ bị suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh về tình dục
Phụ nữ sinh con quá sớm (trước 17 tuổi) hoặc sinh đẻ nhiều lần
Phụ nữ đã có tiền sử bị ung thư hoặc người trong gia đình bị ung thư cổ tử cung
Người có các triệu chứng như chảy máu âm đạo bất thường, dịch tiết âm đạo nhiều và có màu lạ, tiểu tiện bất thường, đau vùng chậu,...
Khám tầm soát ung thư cổ tử cung gồm những gì?
Khám tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết để bác sĩ chẩn đoán chính xác bạn có bị mắc bệnh không và tiến triển đến giai đoạn nào. Có hai xét nghiệm cần thiết khi thực hiện khám tầm soát ung thư cổ tử cung là xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV.
Xét nghiệm Pap: tên đầy đủ là xét nghiệm Pap smear, được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ tế bào cổ tử cung đưa lên tấm lam quan sát dưới kính hiển vi. Dựa vào đó, giúp bác sĩ kiểm tra được sự thay đổi hay biến dạng của các tế bào.
Xét nghiệm HPV: cũng tương tự như xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV cũng thực hiện lấy mẫu là các tế bào ở cổ tử cung. Tuy nhiên, đối với xét nghiệm HPV cần có bộ kiểm tra chuyên biệt để ra kết quả xét nghiệm là âm tính hay dương tính
Bộ lấy mẫu xét nghiệm HPV được dùng trong tầm soát ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm Pap được Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên thực hiện ở phụ nữ độ tuổi từ 21-29 tuổi, lặp lại định kỳ 3 năm một năm. Còn đối với xét nghiệm HPV, được khuyến cáo nên thực hiện ở phụ nữ ngoài 30 tuổi.
Khi nào nên thực hiện khám tầm soát ung thư cổ tử cung và nên thực hiện ở đâu?
Thời gian thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và bệnh sử của người bệnh như:
Các bạn nữ từ 21 - 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap mỗi 3 năm
Phụ nữ từ 30 - 35 tuổi nên làm xét nghiệm Pap và HPV mỗi 5 năm hoặc có thể làm xét nghiệm Pap mỗi 3 năm
Và mãi đến năm 65 tuổi thì phụ nữ có thể ngừng sàng lọc ung thư cổ tử cung nếu không có tế bào cổ tử cung bất thường ở mức độ cao hay kết quả xét nghiệm âm tính hoặc 2 kết quả đồng âm tính trong 10 năm liên tiếp.
Nếu bạn muốn tìm địa chỉ khám tầm soát ung thư cổ tử cung thì có thể tham khảo các địa chỉ sau:
Bệnh viện Ung bướu - TP.HCM
Bệnh viện Nhân Dân 115- TP.HCM
Bệnh viện Chợ Rẫy- TP.HCM
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Bệnh viện Phụ sản Trung ương - TP. Hà Nội
Bệnh viện K- TP. Hà Nội
Bệnh viện Ung Bướu- TP. Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai- TP. Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội- TP. Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những nơi khám tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín tại Hà Nội
Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ rơi vào khoảng 1.500.000 - 2.500.000 VNĐ tùy thuộc vào từng cơ sở và từng gói tầm soát bạn chọn, nếu bạn chọn trọn gói tầm soát thì mức chi phí sẽ có thể cao hơn.
Hy vọng những chia sẻ về khám tầm soát ung thư cổ tử cung trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của việc phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh ung thư cổ tử cung. Đồng thời, qua đó có thể tìm kiếm địa chỉ phù hợp để kiểm tra sức khỏe cho bản thân. Theo dõi HENO ngay để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích nhé!
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7