Độc tố Botulinum là gì? Các loại thực phẩm có nguy cơ chứa Botulinum bạn nên cân nhắc

Độc tố Botulinum là gì? Các loại thực phẩm có nguy cơ chứa Botulinum bạn nên cân nhắc

A
Admin - 10 tháng trước

Độc tố Botulinum, được tạo ra bởi loại vi khuẩn cùng tên, là chất độc cực mạnh, chỉ 0.03 microgram tiêm tĩnh mạch cũng có thể gây tử vong một người nặng 70kg. Đặc biệt, 5 loại thực phẩm sau đây có nguy cơ chứa Botulinum bạn cần cẩn thận khi sử dụng.



    Độc tố Botulinum là gì?

    Độc tố Botulinum toxin do vi khuẩn cùng tên, Clostridium botulinum (C.botulinum) sinh ra. Đây là một loại vi khuẩn kỵ khí, gram dương, hình que hai đầu tròn, di chuyển nhanh nhờ lông nhung bao quanh cơ thể. Trong điều kiện khắc nghiệt, vi khuẩn C.botulinum có thể biến đổi thành dạng bào tử vô cùng chắc chắn, có khả năng tồn tại cao. Vì vậy, vi khuẩn này có thể tìm thấy trong bất cứ đâu, trong đất, nước ao, nước giếng, ruột gia súc, thức ăn ôi thiu, thịt hộp để lâu ngày,...

    vi khuẩn Clostridium botulinum

    Hình ảnh vi khuẩn Clostridium botulinum 

    Ảnh hưởng của Botulinum đến sức khỏe con người

    C. botulinum sản xuất độc tố botulinum, một loại độc tố thần kinh có cấu trúc là chuỗi polypeptid với trọng lượng phân tử khoảng 150 nghìn Dalton. Độc tố botulinum bao gồm 7 loại, được đánh dấu từ A đến G. Trong số đó, ngộ độc từ loại A và B là phổ biến nhất, tiếp theo là E và F, còn lại là hiếm gặp. Độc tố này có khả năng ngăn chặn truyền tín hiệu từ hệ thần kinh tới cơ bắp, dẫn đến tê liệt cơ và suy giảm khả năng di chuyển và điều khiển cơ thể

    Độc tố botulinum có độc tính mạnh mẽ, chỉ cần 0.03 mg tiêm tĩnh mạch có thể gây tử vong cho một người nặng 70kg. Một lượng độc tố botulinum chỉ 1kg cũng đủ để gây tử vong cho 1 tỷ người.

    Triệu chứng nhận biết khi bị ngộ độc botulinum

    Tùy vào nồng độ độc tố nhiễm phải mà biểu hiện khi bị ngộ độc botulinum sẽ khác nhau. Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 4 đến 8 giờ sau khi ăn phải thức ăn nhiễm độc.

    Các biểu hiện thường gặp khi bị ngộ độc botulinum bao gồm:

      • Mờ mắt

      • Khó nói

      • Khô miệng, khó nuốt

      • Mệt mỏi, suy nhược

      • Đau bụng

      • Buồn nôn, nôn mửa

      • Yếu cơ cổ, cánh tay

      • Liệt mặt

    Triệu chứng nôn mửa khi ngộ độc botulinum

    Triệu chứng nôn mửa khi ngộ độc botulinum

    Tuy nhiên, triệu chứng này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp. Nếu bạn nghi ngờ mình bị ngộ độc botulinum, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    5 loại thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum

    1, Các loại rau củ quả được lên men không đảm bảo vệ sinh

    Vi khuẩn Clostridium botulinum là vi khuẩn kị khí,  mà các sản phẩm như rau củ quả muối chua thường phải đảm bảo đậy nắp kín khi chế biến, tạo điều kiện cho loại vi khuẩn này phát triển. Do đó, đây là một trong các loại thực phẩm dễ nhiễm Botulinum nhất.

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thực phẩm lên men được chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. bạn nên tìm các loại thực phẩm, đồ muối chua có rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng. Nếu bạn tự tay chế biến các sản phẩm này, bạn nên chắc chắn rằng các nguyên liệu đều sạch và đã được rửa sạch trước khi chế biến.

    Rau củ quả muối chua không được chế biến kĩ rất dễ nhiễm Botulinum

    Rau củ quả muối chua không được chế biến kĩ rất dễ nhiễm Botulinum

    2, Các loại đồ đóng hộp được chế biến sẵn

    Các loại đồ đóng hộp cần được bài khí trước khi đem đi đóng hộp. Do đó, các vi khuẩn kị khí như C. Botulinum vẫn có khả năng phát triển trong các loại thực phẩm này. Khi lựa chọn đồ đóng hộp bạn hãy chắc chắn về xuất xứ, hạn dùng và cẩn thận hâm nóng lại đồ hộp trước khi sử dụng.

    3, Các sản phẩm thịt chế biến sẵn, chẳng hạn như giăm bông và xúc xích

    Các sản phẩm thịt đông lạnh được chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích, pate, thịt muối, thịt hun khói,... cũng là loại thực phẩm dễ nhiễm Botulinum. Trong quá trình chế biến, thịt không đảm bảo chất lượng, không được làm sạch kỹ,.. rất dễ khiến vi khuẩn và nấm phát triển, sinh sôi.

    Xúc xích, các loại thịt được chế biến sẵn cũng có nguy cơ nhiễm độc tố Botulinum

    Xúc xích, các loại thịt được chế biến sẵn cũng có nguy cơ nhiễm độc tố Botulinum

    4, Mỡ động vật không được đun nóng đủ trước khi sử dụng

    Vi khuẩn C. Botulinum phát triển ở cả trong cơ thể động vật, ruột non, ruột già,... hay thậm chí là mỡ. Các loại mỡ động vật cũng là môi trường phát triển lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn có hại, gây nhiễm độc cho cơ thể. Do vậy, khi sử dụng mỡ hay nội tạng động vật làm thức ăn, hãy đảm bảo chúng đều được đun nóng nhằm hạn chế tối đa tác nhân gây hại.

    5, Một số loại nấm sống

    Một số loại nấm có thể chứa độc tố Botulinum, đặc biệt, nếu nấm được bảo quản không đúng cách hoặc nấm đã hỏng, vi khuẩn có thể phát triển và sản sinh ra độc tố Botulinum. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại nấm đều chứa vi khuẩn này. Việc ăn nấm không an toàn phụ thuộc vào loại nấm và cách chế biến của chúng. Nếu bạn muốn ăn nấm, hãy chọn những loại nấm được bán tại các cửa hàng uy tín và luôn kiểm tra xem chúng có hỏng hay không trước khi sử dụng.

    nấm sống cũng có nguy cơ nhiễm Botulinum

    Nấm sống cũng có nguy cơ nhiễm Botulinum

    Cách phòng ngừa nhiễm độc tố Botulinum trong thực phẩm

    Vi khuẩn C. Botulinum có thể tồn tại khắp mọi nơi, trong nhiều loại thực phẩm, ở nhiều giai đoạn khác nhau, từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu chế biến hay thậm chí là nấu chín. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm Botulinum trong thực phẩm, bạn hãy thực hiện các biện pháp sau:

      • Chế biến thực phẩm nên ở nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn và độc tố của chúng

      • Chú ý đến thời hạn và nhiệt độ thích hợp để bảo quản của thực phẩm

      • Luôn rửa sạch nguyên liệu và các dụng cụ dùng để sơ chế, chế biến

      • Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc, xuất xứ

      • Phân loại đồ sống và đồ chín đã chế biến

      • Không sử dụng thực phẩm đã bị hỏng, có mùi lạ

    Vấn đề về an toàn, phòng chống ngộ độc thực phẩm luôn cần phải chú trọng, đặc biệt nguy cơ nhiễm độc tố Botulinum trong thực phẩm hiện nay đang là vấn đề nóng. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nhận biết cũng như phòng tránh nhiễm độc Botulinum. Theo dõi Cẩm nang của HENO thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin về nhiễm khuẩn nhé.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN