Triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc hải sản

Triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc hải sản

A
Admin - 10 tháng trước

Mùa hè là thời điểm thích hợp để thưởng thức hải sản tươi ngon. Tuy nhiên, cũng là mùa có nguy cơ ngộ độc hải sản cao nhất. Nhiệt độ môi trường cao, độ ẩm và ánh nắng mặt trời cùng với việc vận chuyển thủy sản xa và không được bảo quản đúng cách, tất cả đều làm tăng nguy cơ ngộ độc hải sản.  Sau đây là những triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc hải sản.



    Phân loại ngộ độc hải sản

    Có rất nhiều loại hải sản đi kèm với nhiều triệu chứng ngộ độc khác nhau. Tuy nhiên, theo y khoa, ngộ độc hải sản được chia thành 3 loại chính: Ngộ độc Ciguatera, ngộ độc cá họ Scombridae và ngộ độc với động vật có vỏ (giáp xác).

    Ngộ độc cá họ Scombridae

    Ngộ độc histamin, hay còn gọi là ngộ độc cá họ Scombridae, là một loại ngộ độc thực phẩm phổ biến. Nó xảy ra khi bạn ăn phải những loại cá bị hư hỏng, biến chất, bị ươn như cá ngừ, cá thu, cá trích... Khi thịt cá bị hư hỏng hoặc cá bị ươn, nó sẽ sản xuất ra hàm lượng histamin rất cao và có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Độc tố này cũng có thể xảy ra ở cá nước ngọt khi cá để ở nhiệt độ môi trường quá nóng và không được bảo quản đúng cách. Chất độc này có thể không bị tiêu diệt dưới nhiệt độ khi bạn nấu chín thức ăn. Do đó, nếu bạn nghi ngờ cá nhiễm độc hoặc cá bị ươn, hãy bỏ đi và không cố gắng sử dụng nó.

    cá họ Scombridae

    Nguy cơ ngộ độc Histamin từ các loại cá họ Scombridae

    Ngộ độc thủy hải sản có vỏ

    Các loài động vật thuộc lớp giáp xác, có vỏ hoặc mai như ngao, sò, trai, cua, ghẹ, tôm... cũng có khả năng gây ngộ độc nếu bị nhiễm ký sinh trùng hay nang trùng và không được nấu chín kỹ. Nguyên nhân của việc này là do những loài động vật có vỏ sống dưới đại dương ăn những loại tảo có độc, từ đó gây ngộ độc cho con người. Trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến nhiễm độc thần kinh.

    Ngộ độc với các loài động vật có vỏ: tôm, cua, ghẹ,...

    Ngộ độc với các loài động vật có vỏ: tôm, cua, ghẹ,...

    Ngộ độc Ciguatera

    Đây là dạng ngộ độc hải sản phổ biến nhất, gây ra do ăn phải lloài cá sống ở những rặng san hô chứa độc tố tự nhiên, thường xảy ra ở các vùng nhiệt đới ấm nóng. Chất độc được tích tụ trong gan, ruột, đầu hay trứng của các loài cá. Ngoài ra, những loài cá lớn cũng có thể bị nhiễm độc khi ăn các loài cá nhỏ ăn phải những loại tảo độc trong khu vực này. Độc tố ciguatera rất nguy hiểm vì không bị phân hủy dưới nhiệt độ cao.

    Tiêu thụ các loài cá biển ở có nguy cơ ngộ độc Ciguatera

    Tiêu thụ các loài cá biển ở có nguy cơ ngộ độc Ciguatera

    Triệu chứng của ngộ độc hải sản

    Triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc hải sản là dị ứng, ngứa, nổi mề đay, nóng da, sưng phù ở chân tay và các mô liên kết xung quanh mắt, môi, sổ mũi hoặc hắt hơi liên tục. Trong trường hợp nặng hơn, hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng, gây viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, hen suyễn, phù nề thanh quản và khó thở. Ngoài ra, ngộ độc hải sản còn có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như nôn, tiêu chảy ra máu. Trong trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc hải sản có thể dẫn đến sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và thậm chí gây tử vong nhanh chóng.

    Triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc hải sản bao gồm: nổi mẩn, ngứa, buồn nôn

    Triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc hải sản bao gồm: nổi mẩn, ngứa, buồn nôn

    Triệu chứng ngộ độc hải sản Ciguatera

    Các triệu chứng của ngộ độc Ciguatera thường phát giác sau từ 1 đến 24 giờ sau khi ăn cá nhiễm độc như:

      • Ngứa, tê xung quanh vùng  môi, lưỡi, miệng.

      • Da gặp nước lạnh có cảm giác rát và đau

      • Đau khớp, cơ bắp yếu.

      • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.

      • Nhức đầu, mệt mỏi và thậm chí ngất xỉu.

      • Ngứa rất nhiều ở những người có uống rượu.

      • Khó thở trong trường hợp nặng nhiễm độc nặng.

    Triệu chứng ngộ độc cá họ Scombridae

    Ngộ độc này xảy ra rất nhanh sau khi ăn cá, thường trong vòng 20 phút và kéo dài đến vài giờ sau đó. Triệu chứng thường gặp như sau:

      • Nổi mề đay, ngứa.

      • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và đau bụng.

      • Lưỡi bỏng rát và nóng.

      • Phần trên cơ thể bị đỏ.

      • Nhức đầu, chóng mặt.

      • Chuột rút bụng.

      • Trong trường hợp nặng có thể gây vấn đề về hô hấp như khó thở và tụt huyết áp.

    Triệu chứng ngộ độc hải sản có vỏ

    Ngộ độc các loài hải sản có vỏ, trường hợp nặng nhất có thể gây liệt thần kinh. Độc tố gây liệt thần kinh này thường có trong các loài nhuyễn thể, giáp xác, sinh trưởng trong môi trường tảo độc. Các triệu chứng ngộ độc thường xảy ra trong vòng 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn, như sau:

      • Tê môi, ngứa môi.

      • Tê tay và chân.

      • Chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy vài ngày sau khi ăn.

      • Trường hợp nhiễm độc nặng có thể mất tri giác, lú lẫn, mất trí nhớ, hôn mê dẫn đến tử vong.

    Cách xử lý khi bị ngộ độc hải sản

    Khi có các triệu chứng của ngộ độc hải sản, người tiêu dùng nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc nhận biết và xử lý kịp thời có thể giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sức khỏe và đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

    Trong trường hợp mới phát hiện triệu chứng, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp sau để sơ cứu cho nạn nhân:

      • Đặt nạn nhân nằm nghiêng sang một bên, tránh để ngã, va đập

      • Uống nước sạch hoặc nước muối pha loãng để giúp cơ thể hồi phục,

      •  Sử dụng mật ong giúp giảm các triệu chứng dị ứng

      • Lấy một cốc nước ấm, vắt chanh tươi, khuấy đều và uống

    Mật ong chứa các thành phần giúp giảm triệu chứng dị ứng

    Mật ong chứa các thành phần giúp giảm triệu chứng dị ứng

    Những lưu ý nhằm tránh ngộ độc hải sản

      • Mua hải sản tươi mới và chất lượng từ các nhà cung cấp đáng tin cậy.

      • Bảo quản hải sản đúng cách bằng cách giữ ở nhiệt độ thích hợp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

      • Nấu hải sản kỹ trước khi ăn và đảm bảo nhiệt độ nấu chín đủ để tiêu diệt các tác nhân gây ngộ độc.

      • Không ăn hải sản sống hoặc chưa chín kỹ.

      • Tránh ăn các loài hải sản có nguy cơ cao gây ngộ độc như cá ngừ, cá thu, cá mập, tôm hùm, sò điệp, ốc biển, vv.

      • Tránh ăn hải sản ở những vùng biển có môi trường ô nhiễm hoặc trong mùa đỏ lở.

      • Kiểm tra thực đơn khi ăn hải sản ở các nhà hàng hoặc quán ăn để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

      • Nếu bạn có triệu chứng của ngộ độc hải sản như dị ứng, nổi mề đay, hoặc khó thở, hãy đến bác sĩ ngay lập tức để được chữa trị.

    Mùa hè là thời điểm ngộ độc hải sản diễn ra phổ biến nhất trong năm, bởi vì trong thời tiết nóng bức, hải sản phân hủy nhanh chóng và dễ bị nhiễm độc. Vì vậy, cần lưu ý và cảnh báo về tình trạng ngộ độc hải sản vào mùa hè, đặc biệt là ở những vùng biển có nguy cơ cao. Theo dõi HENO thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin giúp ngăn ngừa ngộ độc cho bản thân và gia đình nhé!!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN