Những quy định về bảo hiểm y tế doanh nghiệp mà người lao động nên nắm rõ

Những quy định về bảo hiểm y tế doanh nghiệp mà người lao động nên nắm rõ

A
Admin - 10 tháng trước

Bảo hiểm y tế doanh nghiệp là loại bảo hiểm doanh nghiệp sẽ đóng cho người lao động trong thời gian ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên không phải người lao động nào cũng nắm rõ các thông tin, quy định về loại bảo hiểm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn một số quy định về bảo hiểm y tế doanh nghiệp dành cho người lao động khi đi làm.



    1, Điều kiện tham gia bảo hiểm y tế của người lao động

    Căn cứ quy định tại Điều 1, Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế doanh nghiệp được quy định như sau:

      • Người lao động đang làm việc theo hợp động lao động không thời gian hoặc làm việc theo hợp đồng ký kết có thời gian từ 3 tháng trở lên.

      • Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị ngoài công lập và người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương.

      • Cán bộ, viên chức, công chức.

    Ngoài các đối tượng trên, nếu người lao động có nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ đóng bảo hiểm căn cứ vào mức tiền lương cao nhất. Vì thế, người lao động ký hợp động lao động từ 3 tháng trở lên là đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế và cũng là người chịu trách nhiệm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế doanh nghiệp.

    2, Mức đóng bảo hiểm y tế doanh nghiệp cho người lao động

    Mức đóng bảo hiểm y té doanh nghiệp cho người lao động

    Mức đóng bảo hiểm y té doanh nghiệp cho người lao động

    Theo quy định tại Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay của người lao động theo quy định là 4,5% tiền lương mỗi tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động sẽ đóng 3% và người lao động sẽ đóng 1,5%.

    Lưu ý:

      • Nếu người lao động nghỉ việc do ốm đau từ 14 ngày trở lên trong một tháng sẽ không đóng bảo hiểm ý tế trong khoảng thời gian đó nhưng vẫn sẽ được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế.

      • Nếu người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế mức đóng hàng tháng sẽ là 4,5% tiền lương trong 1 tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản.

      • Nếu người lao động bị tạm giam, đình chỉ công tác để điều tra vi phạm pjaps luật thì mức đóng sẽ là 4,5% của 50% tiền lương mỗi tháng. Đồng thời khi có phán quyết không vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền thì người lao động cần phải truy đóng số tiền còn lại.

    3, Mức đóng bảo hiểm y tế cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu?

    Mức đóng bảo hiểm y tế cao nhất và thấp nhất tại doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:

      • Mức để đóng bảo hiểm y tế cao nhất là không được cao hơn quá 20 lần so với mức lương cơ sở của người lao động.

      • Mức để đóng bảo hiểm y tế thấp nhất là mức lương tối thiểu vùng tại thường điểm đóng bảo hiểm. Nếu người làm động làm công việc đòi hỏi đào tạo, học nghề thì mức đóng bảo hiểm y tế phải cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng. Nếu người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì mức đóng sẽ cao hơn ít nhất 5%. Và trong điều kiện làm việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì mức đóng phải cao hơn ít nhất 7%.

    4, Quyền lợi của người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp

    Theo Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, khi tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp người lao động sẽ được hưởng quyền lợi như sau:

      • Hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến tại các cơ sở y tế.

      • Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại các bệnh viện trung ương, 100% chi phí khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế của huyện hoặc tỉnh nếu khám, chữa bệnh trái tuyến.

    Theo Điều 50 tại Quyết định 595 Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động tại doanh nghiệp thì chỉ sử dụng bảo hiểm đến hết tháng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.

    Thẻ bảo hiểm y té doanh nghiệp

    Quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm y tế 

    5, Một số trường hợp đặc biệt

    Ngoài những quy định về bảo hiểm y tế doanh nghiệp cơ bản ở trên, cũng có một số trường hợp đặc biệt mà người lao động cần biết:

      • Trường hợp người lao động làm việc ở nhiều nơi 

    Nếu người lao động làm việc tại nhiều doanh nghiệp thì sẽ tham gia đóng bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp có mức lương cao nhất. Còn người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm trả lương cho người lao động với khoản tiền tương ứng với mức bảo hiểm mà doanh nghiệp có trách nhiệm với người lao động.

      • Trường hợp người lao động thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 

    Tại Khoản 15 Điều 1 của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, người lao động thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế ở mức quyền lợi cao nhất mà họ được hưởng.

      • Trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó

    Theo điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trong một số trường hợp mà người lao động thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT nếu:

    - Trường hợp được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới và giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới)

    - Được ngân sách Nhà nước tăng mức hỗ trợ đóng BHYT

    - Qua đời trước thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng

    Nắm rõ các quy định về bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp sẽ giúp người lao động bảo vệ được quyền lợi cho bản thân. Đồng thời điều này cũng sẽ giúp người lao động an tâm hơn trong suốt quá trình làm việc. Theo dõi Cột Sống Công Sở để biết thêm nhiều quy định về lương thưởng cũng như các chế độ bảo hiểm tại doanh nghiệp bạn nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN