Ảnh hưởng của chất lượng không khí trong văn phòng đến sức khỏe nhân viên

Ảnh hưởng của chất lượng không khí trong văn phòng đến sức khỏe nhân viên

A
Admin - 11 tháng trước

Mặc dù ngồi làm việc trong nhà nhưng nhân viên văn phòng vẫn có nguy cơ ảnh hưởng bởi chất lượng không khí xấu. Thậm chí, khi tiếp xúc với tình trạng chất lượng không khí bị suy giảm trong thời gian dài có thể dẫn đến hội chứng bệnh nhà kín, một loại bệnh phổ biến với giới văn phòng.



    1, Nguyên nhân làm giảm chất lượng không khí văn phòng

    Tưởng chừng như chỉ có không khí ngoài trời nơi tập trung các loại khói bụi, khí thải mới xảy ra ô nhiễm, nhưng thực chất ngay tại văn phòng, nơi làm việc chất lượng không khí cũng vẫn có khả năng bị suy giảm.

    Đối với việc đánh giá các nơi làm việc trong nhà, đã có nhiều khuyến nghị giúp quá trình xác định các nguy cơ tiếp xúc tiềm năng dễ dàng hơn. Các nguy cơ tiếp xúc chính có thể xảy ra trong môi trường này, cũng như các tác động sức khỏe cụ thể liên quan cho dù hầu hết các yếu tố này đều ở trong phạm vi nồng độ thấp và rất thấp không đủ để gây nên dấu hiệu bệnh cụ thể nào.

    Ở không gian văn phòng, người ta có thể xác định các mức tiếp xúc khác nhau, mà theo nguyên tắc là có thể gây ra rủi ro sức khỏe cho nhân viên. Các yếu tố rủi ro được đề cập là không đạt mức không khí sạch, thiết bị thông gió bị lỗi, khói thuốc lá hoặc khí thải bay hơi từ các vật liệu xây dựng bị ô nhiễm, sơn hoặc đồ đạc như giấy dán tường hoặc thảm.

    2, Chất lượng không khí ảnh hưởng tới sức khỏe nhân viên văn phòng

    Bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh ảnh hưởng đến đường hô hấp, mắt, da và dị ứng có liên quan đặc biệt trong trường hợp này. Một ví dụ điển hình là hội chứng bệnh nhà kín (Hội chứng SBS), được đặc trưng bởi sự kích thích của mắt, đường hô hấp và da. Các triệu chứng cấu thành Hội chứng bệnh nhà kín được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định vào năm 1983 và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay:

      • Kích ứng mắt, mũi hoặc cổ họng;

      • Niêm mạc hoặc da bị khô;

      • Ban đỏ (da phát ban do viêm);

      • Mệt mỏi, đau đầu;

      • Tăng tần suất nhiễm trùng đường hô hấp và ho;

      • Khàn giọng, ngứa và có phản ứng quá mẫn cảm;

      • Buồn nôn, chóng mặt.

    Mắt mỏi, đau nhức là một trong những triệu chứng tiêu biểu của hội chứng phòng kín

    Mắt mỏi, đau nhức là một trong những triệu chứng tiêu biểu của hội chứng phòng kín

    SBS được coi là xuất hiện khi phần lớn nhân viên trong một văn phòng nhất định biểu hiện một hoặc nhiều triệu chứng này và triệu chứng của họ giảm đi rõ rệt vài giờ sau khi rời khỏi văn phòng.

    Nguyên nhân của Hội chứng bệnh nhà kín được cho là do thời gian dài tiếp xúc với nồng độ thấp các chất có khả năng gây độc. Những người mắc phải hội chứng này phản ứng với nồng độ thấp của các chất gây ô nhiễm khác nhau hàng ngày bằng cách phát triển các triệu chứng không rõ rệt ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan, mặc dù việc kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm dị ứng thường không mang lại chẩn đoán.

    Các yếu tố cá nhân như tuổi tác, giới tính và việc dễ mắc các bệnh cụ thể cũng có thể có tác động nhất định đến các vấn đề về sức khỏe. Trong việc nhận thức về vấn đề trên, thái độ cá nhân thường sẽ đóng một vai trò quan trọng. Theo đó, các ảnh hưởng tâm lý xã hội cần được tính đến khi xác định và đánh giá các yếu tố rủi ro tiềm ẩn.

    3, Các biện pháp phòng ngừa mối nguy từ không khí tới sức khỏe văn phòng

    Tránh rủi ro là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất mà mọi hoạt động phòng ngừa phải được chú trọng. Các hoạt động như vậy có thể giải quyết vấn đề từ góc độ kỹ thuật, y tế, tâm lý hoặc tổ chức. Trong hầu hết các trường hợp, các biện pháp giải quyết các vấn đề được báo cáo thường xuyên sẽ mang lại thành công nhanh chóng.

    Các biện pháp phòng ngừa mối nguy từ không khí với sức khỏe văn phòng sẽ bao gồm:

      • Kiểm tra hệ thống thông gió, âm thanh, việc bảo trì và giám sát nên là một vấn đề tất nhiên.

      • Tổng vệ sinh văn phòng định kỳ để loại bỏ các vết bẩn ẩn sâu.

      • Phun khử trùng văn phòng để diệt khuẩn, nấm men mốc, khử mùi thuốc lá…

      • Quy định và thực hiện hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá.

      • Trồng trong văn phòng một số loại cây vật có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí như Lô hội, Vạn niên hay Cỏ nhện (Lục thảo trổ).

      • Mở cửa sổ văn phòng khi không sử dụng điều hòa nhiệt độ giúp tăng cường sự thông thoáng khí.

      • Giữ gìn văn phòng sạch sẽ, khô ráo.

      • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe.

    Thường xuyên kiểm tra hệ thống quạt thông gió để đảm bảo chất lượng không khí

    Thường xuyên kiểm tra hệ thống quạt thông gió để đảm bảo chất lượng không khí

    Những ngày này, mọi người hay quan tâm đến chất lượng không khí ngoài trời, trong gia đình mà quên mất, thời gian mình ở và làm việc tại văn phòng thường chiếm tới 1/3 – 1/2 thời gian hàng ngày của bạn từ 8 – 10 giờ/ngày. Do đó quan tâm đến chất lượng không khí văn phòng là vô cùng quan trọng và cần thiết cho những người đi làm, nhân viên văn phòng, công ty. 


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN