Biểu hiện rối loạn lo âu ở nhân viên văn phòng và phương pháp chữa lành hiệu quả

Biểu hiện rối loạn lo âu ở nhân viên văn phòng và phương pháp chữa lành hiệu quả

A
Admin - 1 năm trước

Áp lực công việc đè nặng khiến nhân văn phòng dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý. Trong đó, rối loạn lo âu là bệnh lý khá phổ biến ở môi trường công sở, cần nhận biết được các triệu chứng và áp dụng các biện pháp chữa lành từ sớm để tránh tình trạng bệnh trở nặng.



    Rối loạn lo âu là gì?

    Rối loạn lo âu là bệnh lý rối loạn cảm xúc khi người bệnh thường xuyên cảm thấy lo sợ, khó chịu mơ hồ. Không chỉ thế, người bệnh còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, khó thở, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bứt rứt không yên,... 

    Để phân biệt lo âu thông thường với bệnh lý rối loạn lo âu phải dựa vào các tiêu chuẩn như khả năng kiểm soát, cường độ, thời gian kéo dài… Đặc điểm nhận biết rõ nhất khi mắc rối loạn lo âu là cảm thấy lo lắng, bồn chồn mà không có nguyên nhân rõ rệt hoặc cảm giác lo âu thái quá, kéo dài căng thẳng, làm ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của người bệnh.

    Rối loạn lo âu không hiếm gặp ở nhân viên văn phòng

    Rối loạn lo âu không hiếm gặp ở nhân viên văn phòng

    Triệu chứng rối loạn lo âu

    Tùy thuộc vào mức độ và loại rối loạn lo âu mà bạn đang gặp phải, sẽ bắt gặp các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên các triệu chứng phổ biến nhất có thể kể đến như:

      • Thường xuyên cảm thấy lo lắng, không chắc chắn hay không an toàn

      • Đau thắt ngực, khó thở

      • Khó ngủ hoặc giấc ngủ chập chờn, không ngon giấc

      • Hay cáu gắt, không thể giữ bình tĩnh 

      • Đổ mồ hôi nhiều ở tay và chân

      • Khô miệng, buồn nôn

      • Giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung

      • Suy nghĩ quá mức đến mức ám ảnh về một vấn đề

    Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở nhân viên văn phòng

    Rối loạn lo âu nói chung có thể xảy ra do 3 nguyên nhân chính: 

      • Do di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình có tiền sử mắc phải bệnh về tâm lý thì con cái sẽ có nguy cao cơ gặp phải bệnh này.

      • Do các yếu tố bên ngoài tác động như: stress kéo dài, những căng thẳng từ trong gia đình, môi trường sống, môi trường làm việc… hoặc những tổn thương, sang chấn tâm lý từ nhỏ không vượt qua được

    Đối với nhân viên văn phòng, rối loạn lo âu thường do nhóm nguyên nhân thứ hai gây ra, bởi áp lực từ công việc hay do các mối quan hệ giữa đồng nghiệp hoặc với sếp. Không chỉ thế, quá cầu toàn trong công việc cũng góp phần khiến rối loạn lo âu ngày một phổ biến ở môi trường công sở.

    Áp lực công việc khiến nhân sự dễ rơi vào rối loạn lo âu

    Áp lực công việc đè nặng khiến nhân sự dễ rơi vào rối loạn lo âu

    Phương pháp điều trị rối loạn lo âu

    Điều trị hiệu quả nhất của rối loạn lo âu là điều trị kết hợp các liệu pháp tâm lý, điều trị thuốc. Việc điều trị đòi hỏi nhiều thời gian dù là điều trị với thuốc hay tâm lý.

      • Liệu pháp tâm lý trị liệu: Tâm lý gia sẽ dành nhiều thời gian để hỗ trợ tâm lý cho bạn. Qua những cuộc trò chuyện tâm lý nhằm mục đích giúp bạn hiểu thêm về tình trạng của mình, những điều gì đang góp thành khó khăn cho bạn, khám phá bản thân qua đó tìm được hướng giải quyết phù hợp cho mình.

      • Dùng thuốc: Điều trị thuốc có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn tùy tình hình của mỗi cá nhân. Bạn cần được thăm khám, để bác sĩ có thể xác định loại thuốc nào là phù hợp với bạn, và cần tái khám đều đặn để điều chỉnh liều phù hợp với tình hình thực tế của bạn.

      • Để điều trị rối loạn lo âu, bạn cần sự hỗ trợ của những nhà chuyên môn (bác sĩ tâm thần, tâm lý gia…). Cùng với việc điều trị, có một số điều bạn có thể làm để tự giúp mình giảm nhẹ một số triệu chứng của rối loạn lo âu.

    Ngoài ra, trong môi trường đặc thù như trong công sở, một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để cân bằng trạng thái tâm lý bao gồm:

      • Dành thời gian cho bản thân mỗi ngày: Có thể là 20 phút thư giãn hoặc một hoạt động nào đó giúp bạn cảm thấy thú vị, thoải mái, dễ chịu.

      • Giữ không gian làm việc sạch sẽ và trang trí theo phong cách mà bạn muốn

      • Tránh các thức uống có caffein, hoặc chất kích thích

      • Tập luyện hít thở sâu

      • Thiết lập chu kỳ nghỉ ngơi, chẳng hạn nghỉ 10 phút sau 1 tiếng làm việc

      • Tìm đến các chuyên gia công sở để nhận được lời tư vấn hữu ích về tình trạng tâm lý

    Cột Sống Công Sở được xây dựng như một trung tâm y tế từ xa dành cho doanh nghiệp. Nhờ tích hợp công nghệ hiện đại, bác sĩ luôn sẵn sàng túc trực 24/7, giải đáp mọi thắc mắc của nhân sự về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, bao gồm các các bệnh về tâm lý.

    Đăng ký và trải nghiệm ngay TẠI ĐÂY.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN