Giao mùa - Nhân viên văn phòng cần đề phòng dịch cúm mùa

Giao mùa - Nhân viên văn phòng cần đề phòng dịch cúm mùa

A
Admin - 1 năm trước

Giao mùa vốn là thời điểm thuận lợi cho các loại virus cúm bùng phát và lây lan. Chình vì vậy, để những cơn nhức đầu, sổ mũi hay ho dai dẳng không làm ảnh hưởng đến công việc của bạn, nhân viên văn phòng nên bỏ túi những biện pháp đề phòng sau đây để bảo vệ sức khỏe.



    Tại sao thời điểm giao mùa dễ bị cảm cúm

    Sau đại dịch Covid-19 thì cơ thể con người bị yếu đi rất nhiều. Trong khi đó các virus và đặc biệt là virus cúm A và B đang ngày càng biến đổi, mạnh hơn. Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra và có 3 type virus cúm gây bệnh ở người. Nhưng tùy loại và có thể gây thành dịch hay không. Cảm cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế vào thời điểm giao mùa này bạn nên bỏ túi kiến thức bệnh cảm cúm để tránh lây bệnh.

    Thời tiết giao mùa là thời điểm nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, điều này khiến hệ miễn dịch yếu đi nên rất dễ mắc bệnh. Thời điểm giao mùa đông xuân không khí lúc nắng hanh, lúc mưa ẩm ướt và có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ. Không những thế đây cũng là thời gian cơ thể con người khó có thể thích nghi với thời tiết, điều này tạo thuận lợi cho virus cảm cúm thâm nhập vào cơ thể hơn.

    Triệu chứng điển hình khi bị mắc cúm mùa

    Cúm điển hình ở người lớn được đặc trưng bởi khởi phát đột ngột ớn lạnh, sốt, ho và đau nhức toàn thân (đặc biệt là ở lưng và chân). Nhức đầu là triệu chứng nổi bật, thường bị sợ ánh sáng và đau nhức sau mắt. Các triệu chứng hô hấp ban đầu có thể nhẹ, với họng khô và đau, nóng rát dưới xương ức, ho khan và đôi khi là sổ mũi. Sau đó, bệnh ở đường hô hấp dưới trở nên nổi bật; ho có thể dai dẳng, dữ dội và có đờm.

    Có lẽ không ai quên được cảm giác khó chịu khi bị bệnh cúm. Mọi triệu chứng của bệnh này đều hết sức khó chịu và thường ở mức độ mạnh. Đã bị một lần, bạn không bao giờ muốn nghĩ đến mình sẽ bị lần thứ hai... Thuốc kháng sinh, thần dược của loài người, hoàn toàn bó tay trước bệnh này. Một khi đã lỡ nhiễm bệnh, chỉ có những phương pháp dưới đây là có thể làm bạn dễ chịu hơn, cũng như giúp bạn qua khỏi cơn bệnh nhanh hơn.

    hắt hơi, xổ mũi là biểu hiện thường thấy khi bị cúm mùa

    Hắt hơi, xổ mũi là biểu hiện thường thấy khi bị cúm mùa

    Nhân viên văn phòng cần làm gì khi bị cảm cúm

    Nằm nghỉ ngơi

    Nên nằm nhà nghỉ để cơ thể dốc toàn lực đối phó với cơn bệnh khó chịu này. Nếu bạn còn yếu mà lại không chịu dưỡng sức, sự chống đỡ của cơ thể sẽ yếu hơn và lâu khỏi hơn.

    Dĩ nhiên bạn cũng không muốn vào cơ quan làm lây bệnh này cho những người khác, để rồi họ lây ngược lại cho bạn khi bạn đã khỏi bệnh!

    Uống nhiều nước

    Nếu bệnh cúm đi đôi với cơn sốt, dù nặng hay nhẹ, việc phải làm đầu tiên là uống nước thật nhiều. Nước có tác dụng điều hòa thân nhiệt, bù đắp lại lượng nước trong cơ thể bị mất đi do sốt. Bạn có thể uống nước lọc hoặc bất cứ thứ gì chứa nhiều nước (canh, súp chẳng hạn). Nước trái cây như chanh, cam... chứa nhiều sinh tố C, giúp bạn ít bị vật vã với cơn bệnh. Nước cà rốt cũng tốt vì chứa nhiều khoáng chất và các sinh tố khác. Các loại nước trái cây này nên pha loãng, thêm chút đường để cung cấp lượng đường bị mất đi trong lúc bị bệnh (đừng bỏ đường nhiều quá, bạn có thể bị tiêu chảy).

    Cơ thể cần được bù nước khi mắc cúm mùa

    Cơ thể cần được bù nước khi mắc cúm mùa

    Uống thuốc

    Bạn đừng bỏ công sục tìm loại thuốc chuyên trị cúm tại các nhà thuốc Tây. Không có đâu. Thuốc dành cho bệnh nhân cúm chỉ là as­pirin, ac­etaminophen (Tylenol), hoặc ibupro­fen (Advil) mà thôi. Gần đây có loại thuốc công hiệu rất thần tốc là Theraflu; nếu đọc kỹ nhãn thuốc, bạn sẽ thấy nó chẳng qua chỉ là một liều lượng lớn ac­etaminophen mà thôi. Với 3 loại thuốc căn bản trên, nếu được sử dụng đúng cách, bạn có thể bình phục nhanh chóng. Liều lượng thuốc được ghi trên nhãn, thường là 2 viên cho mỗi 4 giờ. Uống thường xuyên vào buổi trưa và tiếp tục cho đến trước khi đi ngủ (đây là thời gi­an những triệu chứng cúm thường hoành hành mạnh nhất).

    Nhớ không bao giờ cho trẻ em dưới 21 tháng tuổi uống thuốc As­pirin vì thuốc này có thể dẫn đến hội chứng Reye's syn­drome, có thể gây chết người.

    Hãy súc miệng bằng nước muối thường xuyên

    Pha một thìa cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm, súc miệng và ngửa cổ cho nước muối chạy vào cổ họng, thổi hơi lên cho nước bị dội lên tạo ra tiếng kêu, sau đó nhổ ra. Làm như vậy ngày vài lần, bạn sẽ thấy bớt hẳn chứng đau cổ họng.

    Việc súc miệng như trên cũng giúp giảm các triệu chứng về mũi như nghẹt mũi, sổ mũi. Nước muối có khả năng giết vi trùng, vi khuẩn thường bám vào mũi, miệng.

    Để chữa đau họng, bạn cũng có thể mua các viên ngậm ở hiệu thuốc Tây.

    Bổ sung vi­ta­min C

    Chất này như một người lao công dọn dẹp sạch sẽ những rác rưởi trong cơ thể bạn, bao gồm cả vi khuẩn hay vi trùng. Nhờ đó, cơn bệnh đáng lẽ phải kéo dài 7-8 ngày chỉ còn lại 2-3 ngày.

    Vi­ta­min C còn giúp làm giảm ho, nhảy mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, bần thần... và nhiều triệu chứng cảm khác. Một thí nghiệm tại đại học Wis­con­sin cho thấy, ở những người dùng vi­ta­min C (mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 500 mg), các triệu chứng cảm chỉ bằng một nửa so với những người không uống.

    Việc bổ sung vi­ta­min C bằng cách ăn nhiều trái cây hoặc rau sẽ tốt hơn là uống thuốc viên.

    bổ sung vitamin C từ các loại trái cây

    Bổ sung vitamin C từ các loại trái cây

    Một số lời khuyên từ các chuyên gia của Cột Sống Công Sở dành cho nhân viên văn phòng khi mắc cúm mùa:

      • Ngâm chân vào nước nóng: Làm giảm chứng nhức đầu hay nghẹt mũi.

      • Đừng để cơ thể bị lạnh và quần áo bị ẩm.

      • Súc miệng nước muối trong cổ họng 4 lần mỗi ngày.

      • Cứ 4 giờ lại uống 2 viên Tylenol (bắt đầu từ 12h trưa đến lúc ngủ).

      • Ngậm kẹo ho hoặc kẹo sinh tố C thường xuyên.

      • Mỗi ngày uống 50 mg thuốc kẽm (zinc) để giảm đau cổ họng. Có 3 loại thuốc kẽm là Zinc-Ox­ide, Zinc-Sul­fate, và Zinc-Glu­conate. Chỉ nên mua loại Zinc-Glu­conate hoặc các loại có đề chữ “Chelat­ed”. Các loại khác thường làm cơ thể bị thiếu sắt và các kim loại cần thiết khác.

    Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp mọi người bỏ túi các biện pháp hiệu quả để phòng tránh các bệnh và dịch bùng phát trong thời điểm giao mùa. Nếu bạn đang gặp các biểu hiện của bệnh cúm và cần lời khuyên từ chuyên gia, hãy liên hệ ngay với Cột Sống Công Sở để được hỗ trợ.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN