Ngồi nhiều dễ bị trĩ: Nhân viên văn phòng cần làm gì để phòng bệnh

Ngồi nhiều dễ bị trĩ: Nhân viên văn phòng cần làm gì để phòng bệnh

A
Admin - 1 năm trước

Đặc thù ngồi làm việc trong thời gian dài, ít vận động, cộng với chế độ ăn uống không khoa học, khiến nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh trĩ. Theo dõi bài viết sau đây để nhận biết các biểu hiện của bệnh và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.



    Nguy cơ cao mắc bệnh trĩ ở nhân viên văn phòng

    Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn. Đây là căn bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, không phân biệt giới tính hay nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhân viên văn phòng có tỉ lệ phần trăm nguy cơ mắc bệnh cao nhất bởi tính chất công việc thường xuyên ngồi nhiều trong thời gian dài và ít vận động. 

    Việc ngồi yên vị một chỗ quá lâu gây chèn ép, tăng áp suất và làm cản trở sự lưu thông tĩnh mạch vùng hậu môn, dần dần làm giãn tĩnh mạch ở trực tràng, gây nên bệnh trĩ. Không chỉ thế, chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu rau xanh, thường xuyên tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh, kém vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh trĩ.

    Nhân viên văn phòng đứng ngồi không yên vì bệnh trĩ

    Nhân viên văn phòng đứng ngồi không yên vì bệnh trĩ

    Biểu hiện cho thấy bạn đang mắc bệnh trĩ 

    Tùy vào loại bệnh và mức độ của bệnh mà biểu hiện khi mắc bệnh sẽ khác nhau, thông thường có hai nhóm triệu chứng tiêu biểu khi mắc bệnh trĩ, bao gồm:

      • Triệu chứng cơ năng: Đi cầu ra máu đỏ tươi thành giọt hay thành tia, cảm giác vướng , cộm hoặc đau rát ở hậu môn

      • Triệu chứng thực thể: Nhìn bên ngoài có thể thấy búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn hoặc khi rặn thấy búi trĩ lòi ra ngoài

    Ngoài ra, mặc dù chưa xuất hiện các triệu chứng rõ ràng như trên, tuy nhiên nếu bạn đang gặp tình trạng táo bón kéo dài cũng cần cẩn thận bởi rất có nguy cơ phát triển thành bệnh trĩ.

    Bệnh trĩ ở nhân viên văn phòng nếu không được điều trị kịp thời sẽ xảy ra các biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sức khỏe như:

      • Làm đảo lộn thói quen sinh hoạt

      • Ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống tinh thần của người bệnh

      • Gây thiếu máu trầm trọng

      • Gây đau đầu, suy giảm trí nhớ

      • Đau nhức vùng lưng dưới, ảnh hưởng đến hệ thần kinh

      • Có khả năng di chứng thành ung thư trực tràng 

    Biến chứng bệnh trĩ có thể gây đau nhức đầu

    Biến chứng bệnh trĩ có thể gây đau nhức đầu

    Do đó, bạn nên thận trọng khi phát hiện những dấu hiệu trên và tìm đến các chuyên gia hoặc các cơ sở y tế để thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Các chuyên gia từ Cột Sống Công Sở luôn sẵn sàng túc trực 24/7 để giải đáp, tư vấn các vấn đề sức khỏe cho nhân viên văn phòng. Nếu bạn đang băn khoăn gì về vấn đề sức khỏe của mình và cần được giải đáp nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay TẠI ĐÂY.

    Nhân viên văn phòng cần làm gì để phòng bệnh

    Để bệnh trĩ không trở thành “ác mộng” đối với nhân viên văn phòng, bạn hãy thực hiện các lời khuyên sau đây từ chuyên gia:

    Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

    Chế độ ăn uống không hợp lý, không đủ chất, lạm dụng các loại đồ ăn nhanh, không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh trĩ ở nhân viên văn phòng. Do đó, để phòng bệnh, cách hiệu quả nhất chính là thay đổi chế độ ăn uống, bắt đầu từ những bước đơn giản nhất như:

      • Ăn nhiều rau quả và chất xơ

      • Uống nhiều nước

      • Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

      • Không nên ăn quá cay hoặc quá chua

      • Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn được chế biến sẵn

    Bổ sung đầy đủ chất xơ để đề phòng bệnh trĩ

    Bổ sung đầy đủ chất xơ để đề phòng bệnh trĩ

    Năng vận động, tránh ngồi nhiều

    Nhân viên văn phòng ngồi làm việc từ 8-10 tiếng một ngày, không chỉ ngồi làm việc trên công ty mà còn có nhiều người mang việc về nhà làm. Duy trì như vậy làm tạo áp lực không nhỏ đến các cơ và vùng tĩnh mạch hậu môn, thời gian dài sẽ phát triển thành trĩ.

    Theo lời khuyên của các chuyên gia, nhân viên văn phòng nên đứng lên đi lại sau mỗi 30 phút, mỗi lần khoảng 10 phút. Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian tập luyện hoặc duy trì sở thích chơi ít nhất một bộ môn thể thao hằng ngày để rèn luyện sức khỏe cho cơ thể.

    Thực hiện các bài tập bổ trợ

    Một số các bài tập bổ trợ giúp phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng bệnh mà bạn có thể dễ dàng thực hiện:

    • Bài tập 1: 

      • Đứng thẳng người, hai tay thả lỏng, bàn tay hơi khép lại

      • Đi bộ nhẹ nhàng, bước một chân lên, đồng thời thót hậu môn lại và bước tiếp chân còn lại

      • Cứ lặp đi lặp lại với nhịp tiếp theo. Mỗi ngày hãy kiên trì đi bộ từ 20-30 phút. Khi đi bộ hãy mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, không quá chật.

    • Bài tập 2:

      • Thả lỏng cơ thể, hít 1 hơi thật sâu, kẹp chặt 2 mông và đùi 

      • Co thắt hậu môn như nhịn đại tiện, lưỡi uốn lên hàm trên

      • Giữ nguyên tư thế, nín thở khoảng 10 giây, rồi từ từ thở ra, thả lỏng hậu môn

      • Thả lỏng khoảng 30 giây rồi lặp lại động tác nhiều lần.

    Bệnh trĩ là một trong những bệnh văn phòng phổ biến nhất, chỉ sau các bệnh về cơ xương khớp nhưng lại có ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, hãy thực hiện các biện pháp nêu trên để đề phòng bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân. Thường xuyên cập nhật các biện pháp chăm sóc sức khỏe bằng cách theo dõi chuyên mục Sức khỏe văn phòng từ Cột Sống Công Sở bạn nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN