Nguy cơ cao mắc gút ở nhân viên văn phòng: Dấu hiệu và cách phòng bệnh

Nguy cơ cao mắc gút ở nhân viên văn phòng: Dấu hiệu và cách phòng bệnh

A
Admin - 1 năm trước

Từng được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” nhưng ngày nay bệnh gút không còn hiếm nữa, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Đặc biệt, với đối tượng dễ mắc bệnh như nhân viên văn phòng càng cần phải nắm rõ những triệu chứng và cách phòng tránh bệnh lý này.



    Bệnh Gút là gì?

    Bệnh gút (còn gọi là gout hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

    Thời đại ngày nay đã xóa tan quan niệm trước đây cho rằng gút là “bệnh nhà giàu” và chỉ có ảnh hưởng đến đàn ông, thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng phổ biến đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, khi đời sống được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa.

    triệu chứng bệnh gút ở khớp ngón chân

    Triệu chứng bệnh gút ở khớp ngón chân

    Bệnh gút có triệu chứng như thế nào?

    Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh gút là  cơn đau kèm theo bị phù nề, viêm ở khớp cổ chân và ngón chân cái. Ngoài ra, còn kèm theo đau ở các vị trí khác như mu bàn chân, mắt cá chân, khớp cổ tay, ngón tay và đầu gối.

    Trong bệnh gút giai đoạn đầu, thường chỉ có 1 hoặc 2 khớp bị ảnh hưởng. Mặc dù viêm khớp tinh thể nói chung và bệnh gút nói riêng phổ biến nhất là đơn khớp, nhưng các đợt bùng phát cấp tính đa khớp không hiếm. Nhiều khớp ở cùng một chi thường có liên quan, như khi các triệu chứng bệnh gút bắt đầu ở ngón chân cái và sau đó tiến triển đến bàn chân giữa và mắt cá chân.

    Các cơn gút bắt đầu đột ngột và thường đạt cường độ tối đa trong vòng 8-12 giờ. Các khớp bị ảnh hưởng có màu đỏ, nóng và rất nhạy cảm; ngay cả cọ sát với tấm ga trải giường trên khớp sưng tấy cũng gây khó chịu.

    Các triệu chứng bệnh gút ban đầu biểu hiện dưới dạng viêm đa khớp ở 10% bệnh nhân. Phụ nữ cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ suy thận đang dùng thuốc lợi tiểu thiazide, có thể bị viêm đa khớp là biểu hiện đầu tiên của bệnh gút.

    Dù không được điều trị, triệu chứng bệnh gút trong đợt cấp đầu tiên cũng sẽ tự khỏi trong vòng chưa đầy 2 tuần. Tiền sử bị viêm khớp từng đợt, trong đó các khớp trở lại bình thường giữa các đợt tấn công, là điển hình của rối loạn kết tinh và là đặc điểm của viêm khớp gút trong giai đoạn đầu của bệnh. Bên cạnh đó, các triệu chứng trong bệnh gút không được điều trị sẽ thay đổi theo thời gian và các cơn đau khớp cấp sẽ tăng dần tần suất, kéo dài hơn, xuất hiện trên nhiều khớp ở gần và cả ở chi trên. Cuối cùng, các triệu chứng bị gout có thể phát triển thành viêm đa khớp mãn tính, đôi khi gần như đối xứng, có thể giống như viêm khớp dạng thấp.

    Nguyên nhân bệnh gút hay gặp ở nhân viên văn phòng

    Theo thống kê, Việt Nam có 96% nam giới và 38% người ở lứa tuổi trung niên mắc bệnh gút. Tuy nhiên, bệnh lý này ngày càng trẻ hóa và thường hay gặp ở nhân viên văn phòng.

    Những đặc thù công việc khiến nhân viên văn phòng hay mắc bệnh gút có thể kể đến như:

      • Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều purin như các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật…

      • Uống nhiều rượu bia, cà phê và các chất kích thích.

      • Ngoài ra, nhân viên văn phòng còn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như tiểu đường, sỏi thận, suy tim sung huyết, cao huyết áp, kháng insulin, rối loạn chuyển hóa,… Những loại bệnh này cũng làm tăng tỉ lệ mắc bệnh gút ở nhân viên văn phòng

    Ngoài ra, còn có một số lý do khác như:

      • Người bệnh sử dụng nhiều loại thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix… có thể làm tăng axit uric và gây ra các đợt gút cấp tính.

      • Do yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình bị bệnh gút cũng có khả năng mặc bệnh lý này.

      • Những người thừa cân và béo phì thường có nguy cơ cao mắc bệnh gút.

    Làm gì để phòng bệnh gút hiệu quả

    Dựa vào những nguyên nhân nêu trên và các yếu tố nguy cơ, bệnh gút có thể dễ dàng được phòng tránh ngay từ đầu bởi những thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

    Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

    Theo các chuyên gia, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học có thể hỗ trợ giảm đến 15% nồng độ axit uric trong cơ thể, góp phần phòng bệnh gút hiệu quả. Vì vậy, hãy tuân thủ chế độ dinh dưỡng sau đây:

      • Không ăn thực phẩm có chứa nhiều purin: Purin hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Điều này giúp giảm lượng acid uric tích lũy thành tinh thể urat ở khớp và các cơ quan khác. Các thực phẩm cần hạn chế là nội tạng động vật, thịt đỏ, thịt muối, phô mai, hải sản… Ngoài ra cần tránh nấm và các loại đậu hạt vì chúng có hàm lượng purin tương đối cao.

      • Tránh rượu bia, chất kích thích: Hạn chế sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn. Không hút thuốc lá và các chất kích thích. Vì chúng có thể làm suy giảm chức năng gan thận, gây mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể.

      • Uống nhiều nước mỗi ngày: Mỗi ngày nên bổ sung vào cơ thể tối thiểu 2 lít nước để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể.

      • Tuyệt đối không được nhịn đói: Nhịn đói có thể làm nồng độ acid urid trong máu tăng cao. Do vậy nên bổ sung đầy đủ các bữa ăn trong ngày theo đúng giờ nhất định, tránh bỏ bữa.

      • Ưu tiên ăn rau xanh, hoa quả tươi: Rau xanh và hoa quả tươi rất tốt cho mọi đối tượng, vừa bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ bệnh gút.

    bữa ăn khoa học tại văn phòng

    Nhân viên văn phòng nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh để phòng tránh bệnh gút

    Duy trì cân nặng hợp lý

    Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở người trẻ. Điều này bao gồm cả nguy cơ tăng huyết áp, cholesterol và các vấn đề về tim mạch. Vì thế, việc duy trì cân nặng phù hợp với vóc dáng là rất quan trọng.

    Rèn luyện thể chất phù hợp

    Mỗi ngày, bạn nên dành ra 30 phút để luyện tập thể dục thể thao với tần suất khoảng 5 ngày/tuần. Điều này rất có lợi cho việc phòng tránh bệnh gút cũng như hạn chế nguy cơ tái phát các đợt gút cấp. Bên cạnh đó, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao đều đặn còn là cách phòng ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh gút hiệu quả.

    Rèn luyện thể chất thường xuyên để phòng tránh bệnh gút

    Rèn luyện thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút

    Các hoạt động rèn luyện thể chất thường được khuyến nghị bao gồm đi bộ, bơi lội và đạp xe. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người mà có thể tham gia thêm một số hình thức vận động phù hợp khác. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bạn nên tham vấn ý kiến chuyên môn về kế hoạch tập luyện của bản thân.

    Các chuyên gia tại Cột Sống Công Sở luôn sẵn sàng túc trực và tư vấn kịp thời giúp bạn. Tìm hiểu thêm ngay TẠI ĐÂY.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN