Nguyên nhân khiến loãng xương ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là ở nhân viên văn phòng

Nguyên nhân khiến loãng xương ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là ở nhân viên văn phòng

A
Admin - 1 năm trước

Tưởng chừng như loãng xương chỉ xảy ra ở người già, song căn bệnh này ngày càng trẻ hóa và rất dễ bắt gặp ở đối tượng nhân viên văn phòng. Cùng tìm hiểu đâu là nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tình trạng này trong bài viết sau.



    Loãng xương là bệnh lý gì? Biểu hiện như thế nào?

    Loãng xương là hiện tượng phần xương liên tục mỏng dần và mật độ các chất trong xương ngày càng thưa dần, khiến cho xương ngày một giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ là va đập, chấn thương nhẹ.

    Bệnh loãng xương chủ yếu gặp ở người già do tuổi tác càng cao khiến tốc độ sản sinh ra các tế bào xương mới không kịp bù lại các tế bào xương bị mất. Đây được gọi là nguyên nhân nguyên phát, tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh này ngày càng trẻ hóa do các nguyên nhân thứ phát có thể kể đến như: tác dụng phụ từ các bệnh nội tiết, bệnh về khớp, tác dụng phụ của thuốc,... hoặc từ lối sống, sinh hoạt không khoa học.

    Một số biểu hiện cho thấy bạn đang bị loãng xương có thể kể đến như:

      • Đau nhức vùng đầu xương, đặc biệt là ở các vị trí: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối,...

      • Cơn đau trở nặng khi vận động, đi lại hay bất ngờ thay đổi tư thế, thuyên giảm khi ngồi hoặc nằm nghỉ

      • Dấu hiệu gù, giảm chiều cao 

      • Dễ bị gãy hay tổn thương xương dù chỉ bị ngã nhẹ

    Xương bình thường (trái) và loãng xương (phải)

    Xương bình thường (trái) và loãng xương (phải)

    Những nguyên nhân khiến loãng xương ở người trẻ ngày càng phổ biến, nhất là nhân viên văn phòng

    Nguyên nhân thứ phát khiến bệnh loãng xương ngày một trẻ hóa

    Nguyên nhân thứ phát thường là những nguyên nhân tác động từ bên ngoài, đặc biệt là một số thói quen khiến loãng xương có nguy cơ mắc cao ở người trẻ như:

      • Sử dụng các loại chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá và một số loại chất khác

      • Chế độ ăn uống không khoa học, không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như: Ca, Mg, K, P,...

      • Lạm dụng các loại thuốc giảm đau có chứa Corticosteroid hay thuốc chống co giật,... 

      • Một số chị em che chắn quá kỹ khi ra đường khiến da không được tiếp xúc với vitamin D, một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hấp thụ Canxi cho cơ thể

      • Lười vận động, không tập luyện thể dục thể thao khiến xương khớp cũng như cơ bắp không được rèn luyện, khiến tốc độ phân hủy tế bào xương ngày một nhanh chóng hơn

    Đặc thù nghề nghiệp của nhân viên văn phòng là phải làm việc liên tục hơn 8 tiếng mỗi ngày mà ít vận động, đi lại. Chưa kể đến việc thường xuyên ngồi sai tư thế khiến áp lực đè nặng lên các đốt xương, tăng nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương ở đối tượng này.

    Nhân viên văn phòng ngồi làm việc trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương

    Nhân viên văn phòng ngồi làm việc trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương

    Biến chứng loãng xương ngay từ khi còn trẻ

    Loãng xương ở nhân viên văn phòng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc mà còn gây ra những biến chứng nặng nề liên quan đến sức khỏe, bao gồm các bệnh lý như:

      • Cột sống bị biến dạng: Loãng xương trong thời gian dài có thể khiến cột sống bị cong vẹo, biến dạng, đặc biệt nghiêm trọng nếu xảy ra ở các đốt sống ngực gây ảnh hưởng đến hô hấp

      • Dễ bị gãy xương: Do xương mỏng dần và mật độ các chất trong xương ngày càng thấp khiến xương dễ bị tổn thương dù chỉ là những va đập nhỏ nhất

      • Lún xẹp đốt sống: Đây là biến chứng phổ biến nhất khi bị loãng xương, gây đau dữ dội và làm mất chiều cao của đốt sống.

    Một số biện pháp phòng ngừa bệnh loãng xương

    Một số phương pháp được các chuyên gia từ Cột Sống Công Sở khuyên nên áp dụng từ sớm giúp phòng ngừa bệnh loãng xương cho người trẻ, đặc biệt là nhân viên văn phòng, bao gồm:

      • Cung cấp đầy đủ Canxi và Vitamin D cho cơ thể bằng cách nạp các thực phẩm như sữa chua, phô mai, đậu, cá và rau xanh. Ngoài ra, thường xuyên tắm nắng vào sáng sớm và chiều muộn cũng là cách giúp tăng cường hấp thụ Vitamin D

      • Tăng cường vận động, thể dục thể thao giúp cơ xương khớp và cơ bắp ngày một dẻo dai và chắc khỏe

      • Tránh lạm dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,...

      • Nếu nhận thấy có dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức xương khớp, hay bị chuột rút,... bạn nên tìm đến các chuyên gia y tế để được nhận những tư vấn chuyên môn và điều trị kịp thời.

    Tập thể dục đều đặn để giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương

    Tập thể dục đều đặn để giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương

    Các chuyên gia y tế từ Cột Sống Công Sở luôn sẵn sàng túc trực 24/7, giải đáp các thắc mắc của nhân viên liên quan đến những vấn đề về sức khỏe. Truy cập ngay cotsongcongso.vn để tìm hiểu thêm và đăng ký sử dụng dịch vụ.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN