Nhân viên văn phòng cẩn thận: dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tụt đường huyết

Nhân viên văn phòng cẩn thận: dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tụt đường huyết

A
Admin - 1 năm trước

Công việc văn phòng bộn bề, nhiều áp lực khiến nhân viên văn phòng cạn kiệt sức lực, và có những dấu hiệu bị tụt đường huyết. Nhận biết khi nào bạn đang bị tụt đường huyết và có biện pháp nào để khắc phục ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!



    Hạ đường huyết ở người bình thường là gì?

    Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường glucose trong máu xuống quá thấp, dưới 70 mg/dL (hoặc 3,9 mmol/dL). Tình trạng này rất hay gặp ở người tiểu đường nếu sử dụng thuốc, ăn uống hoặc tập thể dục không phù hợp. Tuy nhiên, hạ đường huyết ở người bình thường vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt ở nhân viên văn phòng, do quá mải mê với công việc, thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên bỏ bữa sẽ rất dễ dẫn đến bị tụt đường huyết, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.

    Dù đường huyết sẽ nhanh chóng cải thiện khi ăn uống đồ có nhiều đường, nhưng nếu không xử lý kịp hoặc để hạ đường huyết lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn có thể gặp nguy hiểm.

    Dấu hiệu hạ đường huyết bạn nên lưu ý

    Cũng giống như người bị tiểu đường, hạ đường huyết gây triệu chứng tương tự ở người bình thường:

      • Nhẹ: đói, buồn nôn, bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh, vã mồ hôi, nổi da gà.

      • Trung bình: nóng nảy, lo lắng, sợ hãi hoặc bối rối, mắt nhìn mờ, mất thăng bằng và không thể đi lại.

      • Nghiêm trọng: bất tỉnh, co giật, thậm chí hôn mê và tử vong.

    tụt đường huyết có thể dẫn đến ngất xỉu

    Tụt đường huyết có thể dẫn đến ngất xỉu

    Bạn cũng có thể bị hạ đường huyết mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Nó được gọi là hạ đường huyết không nhận thức.

    Kiểm soát hạ đường huyết để tránh gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài. Cơ thể cần glucose để hoạt động. Nếu không có mức glucose phù hợp, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, giảm tập trung trong công việc, cáu gắt. Trong trường hợp nghiêm trọng, hạ đường huyết có thể dẫn đến co giật, các vấn đề về thần kinh có thể đột quỵ hoặc thậm chí mất ý thức.

    Cần làm gì khi bị hạ đường huyết

    Để nhanh chóng giải quyết tình trạng đường huyết thấp, bạn nên ăn hoặc uống ngay thực phẩm có hàm lượng đường cao như viên nén glucose, viên kẹo ngọt, nước trái cây… Đảm bảo nạp đủ 15 – 20 gam glucose 15 phút một lần cho đến khi chỉ số đường huyết được cải thiện. Nếu hạ đường huyết nghiêm trọng không thể ăn uống, cần tiêm glucagon (nếu ở nhà) hoặc dextrose (nếu ở bệnh viện).

    Cần nạp đủ đường khi bị hạ đường huyết

    Cần nạp bù đường khi bị hạ đường huyết

    Bên cạnh đó, một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp ích cho bạn:

      • Không được nhịn ăn, nên ăn nhiều bữa nhỏ và đồ ăn nhẹ trong ngày, khoảng 3 – 4 giờ một lần

      • Đa dạng các loại thực phẩm, bao gồm chất đạm (thịt, cá, trứng, hải sản, đậu), dầu mỡ và thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh.

      • Hạn chế thực phẩm nhiều đường hoặc tinh bột tinh chế như : Trà sữa,bánh ngọt,...

      • Không uống đồ hoặc thức ăn có chứa caffein

      • Giảm rượu bia, tránh uống rượu khi bụng đói

    Ngoài ra, muốn khắc phục lâu dài chứng hạ đường huyết ở người bình thường, bạn cần được điều trị nguyên nhân, chẳng hạn như phẫu thuật khối u, thay đổi loại thuốc nghi ngờ làm tụt đường huyết, dùng thuốc giúp hạn chế tiết insulin, thuốc làm chậm tiêu hóa chất bột đường ăn vào,…

    Hạ đường huyết nếu không được cấp cứu, xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp đồng nghiệp của bạn bất ngờ bị hạ đường huyết, hãy nhanh chóng áp dụng những biện pháp trên để khắc phục hoặc liên hệ ngay với các chuyên gia từ Cột Sống Công Sở để được hỗ trợ ngay lập tức bạn nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN