7 điều cần biết trước khi tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi

7 điều cần biết trước khi tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

2 năm trước


Theo khuyến nghị của Bộ Y tế trẻ em từ 5 đến 11 tuổi cần được tiêm vắc-xin COVID-19 để phòng ngừa và giảm được nhiều biến chứng. Vậy loại vắc-xin nào được tiêm cho trẻ? Trẻ vừa mắc COVID xong có được tiêm hay không? Đó là suy nghĩ và thắc mắc của nhiều cha mẹ có con nhỏ. Sau đây, hãy cùng HENO tìm hiểu về những điều cần biết trước khi tiêm vắc-xin cho trẻ nhé!



    1, Tại sao cần tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi?

    Từ trẻ em đến người già đều có nguy cơ mắc COVID-19 và biện pháp phòng ngừa hàng đầu đó chính là tiêm vắc-xin. Sử dụng vắc-xin không chỉ phòng ngừa nhiễm bệnh mà còn giảm được nguy cơ bệnh diễn biến nặng.

    Đồng thời, thời gian nhiễm bệnh và đào thải virus corona ở trẻ cũng khá lâu. Một số trường hợp, tình trạng dương tính ở trẻ kéo dài đến 14-15 ngày. Sau khi âm tính thì ở trẻ xuất hiện nhiều triệu chứng hậu COVID liên quan đến hô hấp, xương khớp, trí nhớ, thần kinh,...

    Vì thế, Chính Phủ khuyến cáo nên triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ ở 5-11 tuổi để bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiệu quả.

    2, Có những loại vắc-xin COVID-19 nào đang được tiêm cho trẻ 

    Hiện nay, theo quy định của Bộ Y tế về  việc tiêm vắc-xin cho trẻ ở độ tuổi từ 5-11 sẽ được tiêm 2 loại vắc-xin là Pfizer và Moderna.  Vắc-xin sẽ được tiêm với liều lượng là 2 mũi, thời gian cách nhau 4 tuần và không tiêm trộn.

      • Vắc-xin Pfizer sẽ được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi với liều lượng là 0.2ml  bằng ⅓ liều lượng khi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên. Cần chú ý là không vắc-xin Pfizer của người lớn tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi.

      • Vắc-xin Moderna dùng tiêm cho trẻ từ 6 đến nhỏ hơn 12 tuổi với liều lượng là 0.25ml bằng ½ liều lượng khi tiêm cho người lớn. Đặc biệt không tiêm vắc-xin Moderna cho trẻ em dưới 5 tuổi.

    hai loại vắc-xin pfizer và moderna hiện đang được tiêm cho trẻ 5-11 tuổi

    Hai loại vắc-xin hiện đang được tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuối

    3, Vắc-xin cho trẻ khác với các loại vắc-xin tiêm cho người lớn như thế nào?

    Vắc-xin phòng ngừa COVID-19 cho trẻ em có các thành phần hoạt tính giống như loại vắc-xin tiêm cho người lớn. Tuy nhiên, liều lượng sẽ thay đổi theo độ tuổi của người được tiêm. Việc này cũng giống như các khuyến nghị khi tiêm các loại vắc-xin phòng ngừa khác như cúm và viêm gan B.

    Ngoài ra, vắc-xin của trẻ em yêu cầu phải tiêm 2 mũi cùng một loại vắc-xin với thời gian cách nhau 4 tuần. Đặc biệt khi tiêm vắc-xin cho trẻ em không được tiêm trộn với bất kỳ loại vắc-xin nào khác.

    4, Trẻ đã mắc COVID có cần tiêm vắc-xin

    Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Đạt hiện đạt là bác sĩ tạo Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Trẻ dù đã mắc COVID hay chưa mắc đều cần tiêm vắc-xin phòng ngừa COVID-19” vì lý do sau:

      • Tiêm vắc-xin giúp tạo ra nhiều kháng thể và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể của trẻ.

      • Tiêm vắc-xin còn giảm khả năng tái nhiễm COVID-19.

    Đối với những trẻ đã mắc COVID-19 thì sẽ tạm trì hoàn việc tiêm vắc-xin trong vòng 3 tháng kể từ sau khi mắc bệnh. Sau 3 tháng nếu trẻ đủ điều kiện về sức khỏe thì sẽ tiến hành tiêm phòng.

    trẻ được tiêm phòng vắc-xin covid-19

    Trẻ được tiêm phòng vắc-xin

    5, Trường hợp nào không nên tiêm vắc-xin COVID-19

    Một số trường hợp trẻ không nên tiêm vắc-xin được khuyến cáo như sau:

      • Trẻ mắc một số bệnh mạn tính, bệnh bẩm sinh, bệnh cấp tính.

      • Trong quá trình sàng lọc trước khi tiêm thì phát hiện trẻ có tim phổi bất thường

      •  Trẻ bị dị ứng với thành phần của vắc-xin 

      • Trẻ đang mắc hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C)

    6, Các phản ứng phụ thường gặp ở trẻ sau tiêm

    Theo nhiều nghiên cứu và thí nghiệm, việc tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5-11 tuổi không xuất hiện mối nguy hiểm nghiêm trọng về tính mạng. Sau khi tiêm vắc-xin chỉ xảy ra một số phản ứng phụ thông thường như:

      • Đau nhức cánh tay, đau nhức tại nơi tiêm vắc-xin

      • Có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đau nhức cơ thể

      • Dấu hiệu sốt nhẹ

      • Gây buồn nôn

    theo dõi tình trạng trẻ sau khi tiêm phòng

    Cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng trẻ sau khi tiêm phòng

    Các triệu chứng của tác dụng phụ sẽ kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên có một số trẻ lại không bị bất kỳ một tác dụng phụ nào của vắc-xin. Các cha mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi sát trẻ trong thời gian này đề phòng những tình huống bất ngờ. 

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng hiếm gặp và gây nguy hiểm cho trẻ như:

      • Sốt cao liên tục hơn 38 độ C

      • Chân tay lạnh, môi bị tím tái, có dấu hiệu phát ban

      • Quấy khóc, lừ đừ, đau mỏi cơ, ngủ li bì, mất ý thức

      • Đau bụng, nôn ói nhiều

    Đặc biệt hiếm gặp khi có triệu chứng như viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim

    Khi trẻ xuất hiện những trường hợp này thì ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà theo các phương pháp dân gian để tránh tình trạng trẻ trở nên xấu hơn.

    7, Chăm sóc sức khỏe cho trẻ sau tiêm như thế nào?

    Sau khi tiêm vắc-xin cho trẻ, các cha mẹ nên chú ý giữ trẻ ở lại địa điểm tiêm ngừa để theo dõi 30 phút. Việc này để phòng ngừa trường hợp trẻ có những dấu hiệu bất thường thì có các cán bộ nhân, nhân viên y tế xử lý kịp thời.

    Trong 1 tuần sau khi tiêm, cha mẹ nên theo dõi và bổ sung chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ như:

      • Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và những đồ ăn dễ tiêu hóa và tránh những thức ăn khó tiêu như đồ chiên rán, phomai, các món nhiều đường,..

      • Bổ sung nhiều ra xanh, trái cây và các thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.

      • Vệ sinh cơ thể, răng, mũi, họng cho trẻ sạch sẽ

      • Hướng dẫn trẻ vận động, tập thể dục nhẹ hoặc các bài tập hít thở tốt cho phổi.

      • Nếu trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ thì cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên và hạ sốt giúp trẻ bằng cách chườm nước ấm. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C thì cho trẻ uống paracetamol với liều dùng 10-15mg/ lần và cách 4-6 giờ/ lần.

      • Bên cạnh đó, có thể bổ sung cho trẻ nước điện giải oresol hoặc các khoáng chất như vitamin C, kẽm theo liều lượng quy định phù hợp với độ tuổi.

    Lưu ý quan trọng:

    Tất cả các loại thuốc cho trẻ sử dụng về loại thuốc hay liều lượng điều theo hướng dẫn của bác sĩ. Các cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng nhiều loại thuốc hoặc thuốc không có chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất kỳ chuyển biến nặng khác thì cần đưa ngay tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

    Bài viết đã cung cấp đủ về 7 điều mà cha mẹ cần biết trước khi cho tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ . Cập nhật nhiều thông tin để bảo vệ sức khỏe cho trẻ tại HENO bạn nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN