Có cần thiết phải tiêm mũi 4 COVID-19 không? Đối tượng nào cần được ưu tiên?

Có cần thiết phải tiêm mũi 4 COVID-19 không? Đối tượng nào cần được ưu tiên?

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Tiêm vắc-xin nhắc lại là một trong những cách phòng ngừa dịch COVID-19 hiệu quả. Và dạo gần đây với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới thì việc tiêm vắc xin nhắc lại càng quan trọng hơn đặc biệt là tiêm mũi 4 COVID-19. Có cần thiết phải tiêm mũi 4 hay không và những đối tượng nào được ưu tiên? Cùng HENO tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé.


    Mức độ nguy hiểm của hai biến thể COVID mới BA.4 và BA.5

    Tình hình lây nhiễm biến thể mới tại Việt Nam

    Trước đây ở Việt Nam thì biến thể BA.2 chiếm phần lớn với nhiều biểu hiện lâm sàng nhẹ. Nhưng với sự xuất hiện BA.4 và BA.5 mới xâm nhập thì các biến thể mới này đã lấn át các biến thể cũ. Hai biến thể này có khả năng lây lan rất mạnh và đặc biệt trong mùa du lịch trở lại như hiện nay thì lại càng dễ lây lan hơn.

    Biến thể mới hiện đã lây lan sang nước ta, ngay ở những thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Liên tiếp trong 3 ngày gần đây (từ 19/7-21/7), mỗi ngày đều ghi nhận hơn 1.000 ca COVID-19 mới, Các ca mắc biến thể BA.4 và BA.5 đang ngày một gia tăng. Bộ Y tế đang khẩn cấp yêu cầu các cơ sở y tế địa phương cũng như khuyến cáo người dân nâng cao chủ động phòng chống dịch bùng phát trở lại.

    Biến thể phụ Omicron BA.4 và BA.5 nguy hiểm đến mức nào?

    Các biến thể Omicron BA.4 và BA.5 đã xuất hiện ở hơn 62 quốc gia và đều có các trường hợp mắc bệnh, nhập viện và chăm sóc tích cực. Mặc dù thuộc biến thể Omicron nhưng các biến thể Omicron BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan rất cao. 

    Tuy các biến thể này làm tăng số ca mắc bệnh phải nhập viện và tử vong ít hơn các chủng Delta. Nhưng các biến thể BA.5 có thể nhiễm trên những người đã mắc các biến thể Omicron trước đó. Nhiều chuyên gia dự đoán hai biến thể này có thể tạo ra làn sóng dịch mới ở Việt Nam. Mặc dù làn sóng dịch này sẽ nhỏ hơn các làn sóng dịch trước kia nhưng cũng gây nguy hiểm không kém.

    bệnh nhân mắc covid-19 chủng mới

    Người đã từng mắc COVID-19 vẫn có thể mắc lại biến thể BA.5 mới

    Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin đối với các biến chủng mới

    Dẫn chứng từ một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiệu quả bảo vệ của mũi 4 COVID rất tốt, làm giảm các nguy cơ mắc nhiễm trên 52%. Trường hợp nếu bị nhiễm sẽ không có triệu chứng là 61%, giảm nguy cơ nhập viện là 72%. Nếu biến chuyển nặng thì sẽ giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân lên đến 76%.

    Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin đối với các biến chủng mới có thể bị giảm nhưng vẫn tốt và vẫn có hiệu lực. Đối với người lớn tuổi và trẻ em đã từng mắc COVID-19 nhưng vẫn bị tái nhiễm chủng mới. Việc tiêm mũi 4 nhắc lại sẽ giúp họ bị nhiễm nhẹ hơn và giảm được nhiều biến chứng sau này.

    Có nên tiêm mũi 4 COVID-19? Đối tượng nào cần được ưu tiên

    Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sau 3 tháng tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 thì hiệu quả bảo vệ cơ thể sẽ giảm giảm theo thời gian. Sau 3 tháng thì hiệu quả chỉ còn 51% và sau từ 4-5 tháng thì hiệu quả sẽ tiếp tục giảm chỉ còn 10-20%.

    Vì vậy, việc mũi 4 nhắc lại là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Tiêm mũi 4 nhằm mục đích để có thể ngăn ngừa các biến thể mới của COVID-19 như Omicron BA.4 và BA,5. Đặc biệt là những người sống và làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.

    Theo chỉ định mới nhất của Bộ Y tế thì việc tiêm mũi 4 COVID-19 nhắc lại được chỉ định cho những đối tượng sau:

      • Người có độ tuổi từ 50 trở lên

      • Người từ 18 tuổi trở lên có hệ miễn dịch bị suy giảm

      • Người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ mắc COVID-19 cao như cán bộ y tế ở tuyến đầu, lực lượng quân đội, công an, những người làm trong lĩnh vực giao thông vận tải, cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp.

    tiêm vắc-xin covid-19 với người trên 50 tuổi

    Ưu tiên tiêm bổ sung mũi 4 cho đối tượng trên 50 tuổi

    Tiêm mũi 4 cách mũi 3 bao lâu? Có những lưu ý gì khi tiêm phòng COVID mũi 4

    Thời gian cách nhau giữa mũi 3 và mũi 4

    Khoảng cách giữa tiêm mũi 3 và tiêm mũi 4 COVID-19 là ít nhất sau 4 tháng. Đối với những người đã mắc COVID-19 thì sau tiêm mũi 3 thì sẽ tiêm mũi 4 vào sau 3 tháng.

    Loại vắc-xin sử dụng để tiêm mũi 4 là vắc-xin mRNA do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất. Đồng thời, cũng có thể dùng vắc-xin do Astrazeneca sản xuất hoặc vắc-xin cùng loại với vắc-xin mũi 3 đã tiêm.

    Những lưu ý khi đi tiêm mũi 4 COVID-19

    Khi đi tiêm chủng thì mỗi người cần phải thực hiện đúng quy trình tiêm chủng được hướng dẫn để bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất.

      • Thực hiện khám sàng lọc trước khi đi vào tiêm chủng: Nên chủ động cung cấp đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh án các loại thuốc sử dụng trước khi tiêm chủng,...

      • Sau khi tiêm ở lại nơi tiêm khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể

      • Thực hiện khám lại và nghe tư vấn chăm sóc sức khỏe tại nhà từ nhân viên y tế sau ít nhất 7 ngày tiêm chủng

      • Sau khi tiêm chủng thì một số người sẽ có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau bụng,...Tuy nhiên nếu xuất hiện trường hợp sốt trên 39 độ C, vật vã, khó thở,... kéo dài thì nên đưa ngay đến bệnh viện để khám và cứu chữa kịp thời.

      • Trong quá trình đi tiêm thì phải luôn tuân thủ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn trước và sau khi tiêm.

      • Trước khi đi tiêm cần ăn uống đầy đủ, không nên uống cà phê hay các loại nước có gas. Khi đi cần ăn mặc thoải mái, quần áo rộng rãi để dễ tiêm và thuận lợi khi cần cấp cứu.

    người dân đi tiêm mũi 4 covid-19

    Người dân đi tiêm phòng vẫn cần đeo khẩu trang và đảm bảo giữ khoảng cách

    Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh rất quan trọng đặc biệt là tiêm mũi 4 COVID-19 nhắc lại. Hãy thực hiện tiêm nhắc lại để giúp cơ thể có thêm nhiều kháng thể chống lại những biến chủng mới và hạn chế được nhiều nguy hiểm cho bản thân và gia đình của bạn. Theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe nhé!


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN