Biến chủng COVID mới có nguy cơ quay trở lại Việt Nam: Cần làm gì để phòng tránh

Biến chủng COVID mới có nguy cơ quay trở lại Việt Nam: Cần làm gì để phòng tránh

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Biến chủng COVID mới khiến nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam nâng cao cảnh giác, đề phòng sự trỗi dậy của làn sóng dịch tiếp theo. Điều nguy hiểm nhất với các biến chủng này là ít nghiên cứu chỉ rõ độc tính cũng như khả năng chống lại tác dụng của vắc-xin. Do đó, việc chủ động nắm bắt thông tin về sự lây lan các biến chủng COVID mới và thực hiện hàng loạt biện pháp phòng chống dịch là cực kỳ cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình.



    Tình hình lây nhiễm biến chủng Omicron mới tại Việt Nam

    Omicron vào năm ngoái đã gây ra một đợt bùng phát dịch lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi khả năng lây lan cực kỳ nhanh. Đến nay, lại xuất hiện thêm nhiều biến thể phụ Omicron khiến người dân không khỏi hoang mang. Đặc biệt, hai biến thể BA.4 và BA.5 đang được các chuyên gia y tế cảnh báo là biến thể đáng lo ngại và có khả năng gây ra một làn sóng dịch mới.

    Được phát hiện từ tháng 4 năm nay, biến thế phụ BA.4 và BA.5 đã lan rộng ra nhiều quốc gia tại châu Âu cũng như Châu Phi. Tại Việt Nam, cũng đã ghi nhận các ca mắc những biến thể mới này ngay trong cộng đồng, đặc biệt là ở hai thành phố lớn là thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, số ca mắc COVID-19 cũng ngày một tăng trong thời gian gần đây. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã có 10.762.532 ca nhiễm, chỉ riêng ngày 19/7, đã ghi nhận 1085 ca mắc mới.

    Trước nguy cơ bùng phát biến chủng COVID mới, bộ Y tế đã chủ đạo các cơ sở/trung tâm y tế tăng cường các biện pháp phòng chống cũng như theo dõi sát sao tình hình lây nhiễm các biến thể phụ Omicron tại địa phương.  Đồng thời, cũng khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, chủ động tiêm phòng đầy đủ khi đến lịch.

    nghiên cứu biến chủng COVID mới

    Việt Nam chủ động phòng tránh trước nguy cơ lây lan biến chủng COVID mới

    Xem thêm: Biến thể phụ Omicron gồm những loại nào? Đâu là biến thể nguy hiểm nhất

    Mức độ nguy hiểm của hai biến thể phụ mới BA.4 và BA.5

    Tại Việt Nam, các biến thể BA.4, BA.5 đã xâm nhập và lan rộng khiến cho số ca mắc COVID-19 mỗi ngày đều tăng, đặc biệt là sự tăng lên của các ca nặng. 

    Theo nhiều chuyên gia đánh giá, hai biến thể BA.4, BA.5 này có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể BA.1, BA.2 từ khoảng 10%-13%. Bởi vì, hai biến thể này có thể dễ dàng thoát khỏi sự bảo vệ từ hệ thống miễn dịch của cơ thể khi nồng độ kháng thể trung hòa trong máu hạ thấp.

    Đặc biệt, đối với những bệnh nhân đã từng nhiễm biến thể BA.1, BA.2 hoặc biến thể Delta thì vẫn có thể mắc hai biến thể này. Mặc dù, các biến thể này ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn các biến thể trước. Đồng thời, bệnh nhân lúc này cũng có tiêm vắc-xin hoặc đã từng mắc bệnh thì cũng sẽ gây triệu chứng nhẹ.

    Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh nhân chuyển biến nặng hoặc có khả năng tử vong, đặc biệt ở các đối tượng ở nhóm nguy cơ. Thế nhưng với tốc độ lây lan nhanh, dẫn đến một số lượng lớn ca nhiễm mới trong cộng động sẽ gây ra một sức ép không hề nhẹ cho hệ thống y tế.

    Hơn nữa, các biến chứng của hậu COVID cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của người bệnh sau này hay kể cả hệ thống y tế nếu số ca mới không ngừng tăng lên.

    Xem thêm: 5 điều đã biết về biến thể Omicron BA.4 và BA.5

    hình ảnh minh họa biến chủng covid mới

    Biến thể BA.4 và BA.5 có khả năng lẩn trốn hệ miến dịch của cơ thể

    Những biện pháp giúp bạn phòng tránh sự lây lan của biến chủng COVID mới

    Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế thì vắc-xin vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa COVID-19. Bởi vì vắc-xin có khả năng:

      • Ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh

      • Bảo vệ bệnh nhân trước các nguy cơ chuyển nặng và phải nhập viện điều trị

      • Giảm bớt chi phí cho gia đình bệnh nhân và cả xã hội

      • Giảm công sức và chi phí khi chăm sóc cho người nhiễm COVID-19

    Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của vắc-xin sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, mọi người cần phải tiêm vắc-xin nhắc lại theo đúng kỳ hạn và đủ mũi để bổ sung kháng thể cần thiết chống lại virus.

    Với những người đã tiêm đủ những liều vắc-xin cơ bản thì sẽ được miễn dịch từ khoảng 10-19 tuần sau khi tiêm. Nhưng nếu khi tiêm mũi 3 và mũi 4 nhắc lại thì sẽ khôi phục và duy trì khả năng miễn dịch cho cơ thể trước virus SARS-CoV-2.

    Bởi vì, sau 2 mũi nhắc lại sẽ làm gia tăng nồng độ kháng thể trong máu, từ đó có thể bảo vệ cơ thể, giảm tỷ lệ nhập vệ, giảm khả năng tiến triển năng và nguy cơ tử vong.

    Ngoài việc tiêm vắc-xin để phòng ngừa những biến chủng mới của COVID-19 cho bản thân và gia đình thì nên thực hiện các biện pháp sau:

      • Luôn mang khẩu trang che kín mũi và miệng khi ra ngoài. 

      • Giữ khoảng cách với những người nhiễm bệnh

      • Hạn chế tụ tập nơi đông người và không gian kín

      • Giữ không gian thoáng mái tại nơi ở, nơi sinh hoạt và làm việc

      • Vệ sinh, rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn.

      • Xây dựng chế độ ăn uống, lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể

      • Giữ thói quen vận động, tập luyện thể dục rèn luyện sức khỏe.

    tiêm phòng vắc-xin covid 19

    Tiêm phòng vắc-xin vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh các biến chủng COVID mới

    Qua bài viết về những biến chủng COVID mới ở Việt Nam, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Từ đó, có thể bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và gia đình. Hãy theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều tin tức về những biến thể COVID-19 nhé.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN