Cảnh giác với nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại sau kỳ nghỉ lễ 5 ngày

Cảnh giác với nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại sau kỳ nghỉ lễ 5 ngày

A
Admin - 1 năm trước

Từ Nhật Bản, Hàn Quốc đến Ấn Độ, số ca COVID tăng nhanh làm bùng phát làn sóng lo ngại dịch COVID-19 sẽ bùng phát trở lại. Theo thống kê của Bộ Y Tế, trong 7 ngày từ ngày 5/4 đến ngày 11/4 vừa qua cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc COVID 19 mới, tăng 3,8 lần so với một tuần trước đó. Cao điểm nhất là ngày 12/4 đã có 261 ca mắc mới. Đặc biệt, sau kỳ nghỉ dài nguy cơ dịch bùng phát trở lại tăng cao hơn bao giờ hết. Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh dịch ngay cả trong kì nghỉ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả cộng đồng.



    Dịch bệnh gia tăng tại nhiều khu vực

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại trước việc dịch COVID-19 gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Khu vực mà WHO quan ngại nhất hiện nay là châu Á, nơi bùng phát một làn sóng COVID-19 mới khiến nhà chức trách nhiều quốc gia cảnh báo người dân thận trọng để ngăn dịch bệnh lây lan và tránh để hệ thống y tế bị quá tải. Các ca nhiễm mới, chủ yếu là biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron, khiến nhiều quốc gia vừa phải chật vật giải quyết hậu quả kinh tế của những đợt dịch trước, vừa phải tránh tái áp đặt các biện pháp phong tỏa.

    Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày 18/7 là 26.299 ca, tăng gấp đôi tuần trước đó do dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới này tại Hàn Quốc vẫn thấp hơn nhiều con số ghi nhận trong hai ngày 16 và 17/7, với lần lượt là 41.310 và 40.342 ca nhiễm mới. Số người nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc tăng mạnh từ cuối tháng 6 trong bối cảnh “xứ sở kim chi” nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch.

    Nhật Bản ngày 16/7 cũng ghi nhận hơn 110.000 ca COVID-19 mới, mức nhiễm theo ngày cao nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh nước này đang chật vật ứng phó làn sóng lây nhiễm thứ bảy, trong đó chủ yếu là do dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron gây ra. Theo giới chuyên gia Nhật Bản, do chưa dự đoán được thời điểm đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm lần này nên số ca tử vong và số ca bệnh nặng sẽ tiếp tục tăng lên.

    Trong khi đó, Ấn Độ ngày 17/7 ghi nhận 20.528 ca mắc mới trong một ngày, cao nhất kể từ ngày 20/2. Đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mới ở Ấn Độ vượt 20.000 ca/ngày. Bộ Y tế Iran ghi nhận 5.751 ca mắc mới trong ngày 17/7, với 13 trường hợp tử vong, trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 thứ bảy bùng phát ở quốc gia Trung Đông. Ngày 17/7, Singapore ghi nhận thêm 6.947 ca mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở quốc gia Đông Nam Á lên 1.596.046 ca.

    số ca mắc covid-19 tại các nước trên thế giới

    Số ca mắc mới covid-19 tại các nước trên thế giới 

    Tại châu Đại Dương, Australia và New Zealand cũng chứng kiến sự gia tăng trở lại của dịch COVID-19. Ngày 20/7, Australia thông báo ghi nhận hơn 50.000 ca mắc mới và 80 ca tử vong, mức cao nhất ghi nhận tại quốc gia này trong hai tháng qua. Australia đang trải qua làn sóng dịch COVID-19 thứ ba do các dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron gây ra. Chỉ trong bảy ngày gần đây, Australia đã ghi nhận hơn 300.000 ca mắc mới. Trong khi đó, New Zealand ghi nhận 10.320 ca mắc mới và 34 ca tử vong trong ngày 20/7.

    Tổ chức y tế thế giới WHO vẫn đánh giá dịch COVID 19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Virus SARS-CoV-2 vẫn là một loại virus nguy hiểm đối với sức khỏe con người, đối với nền kinh tế và với xã hội nói chung. Chúng ta nên cảnh giác chứ không sợ hãi, đề phòng dịch COVID trở lại.

    Biến chủng phụ của Omicron, XBB 1.16 - thủ phạm của đợt bùng phát dịch

    Nguyên nhân số ca mắc tăng lên có thể do biến thể mới của chủng Omicron XPB.1.16, có thể triệu chứng của nó nhẹ hơn nhưng lại dễ dàng lây nhiễm hơn.

    Người dân cần cảnh giác chứ không nên sợ hãi. Bởi cho tới lúc này, XBB 1.16 vẫn chưa cho thấy có sự gia tăng đột biến nào về độc lực. Tỉ lệ hồi phục của các bệnh nhân hiện vẫn là gần 99%. Các viêm nhiễm mà XBB 1.16 gây ra vẫn chủ yếu ở hệ hô hấp trên, chứ không tấn công nhiều vào phổi. Có điều phải cẩn trọng là vì độc lực của XBB 1.16 dù không cao nhưng vẫn được xác định là nguy hiểm đối với người trên 60 tuổi hay người suy giảm hệ thống miễn dịch. Nhiều người bị ho, sốt, cảm nhận mình có các triệu chứng của COVID-19 khá rõ ràng, tuy nhiên giờ đây họ không chịu xét nghiệm nữa và cũng không còn ý thức tự cách ly. Công tác truy vết và đánh giá về mức độ bùng phát của dịch lần này vì thế khó khăn hơn nhiều.

    Ngoài ra, nguyên nhân còn do người dân lơ là việc tiêm phòng COVID19, đáp ứng miễn dịch trong cộng đồng giảm đi, nhiễm bệnh có xu hướng trở lại. Khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu nóng ẩm tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển cũng là lí do khiến dịch tăng lên nhanh chóng.

    Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

    Tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch. Tiêm vaccine phòng COVID-19 là cách an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe, giúp tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại COVID-19, hạn chế nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong, để sẵn sàng trong công việc.

    Đặc biệt, đối với nhân viên văn phòng là những đối tượng có môi trường làm việc công cộng, sức đề kháng kém. Cách mà bạn có thể làm để bảo vệ bản thân và mọi người là thay đổi và duy trì lối sống lành mạnh như:

      • Luôn thực hiện Thông điệp 5K đặc biệt việc đeo khẩu trang và đảm bảo khoảng giãn cách tại nơi làm việc, hội họp, các khu vực công cộng tại đơn vị thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

      • Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa để giảm tiếp xúc trực tiếp.

      • Thường xuyên vệ sinh mặt bàn làm việc, các dụng cụ làm việc và vị trí thường xuyên tiếp xúc của cá nhân bằng dung dịch sát khuẩn.

      • Nếu phát hiện bản thân hoặc người cùng làm việc/khách có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở..., hoặc là F0, hoặc F1 hoặc F2 thì bản thân hoặc hướng dẫn người cùng làm việc/khách hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và báo ngay cho người quản lý, Tổ an toàn COVID hoặc cán bộ y tế tại nơi làm việc.

      • Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc đối với các trường hợp đã hoàn thành việc cách ly y tế hoặc phải đi công tác đến các khu vực có dịch hoặc đã được điều trị khỏi COVID-19.

    Đeo khẩu trang nơi công cộng nhằm ngăn ngừa lây nhiễm covid19

    Tuân thủ các quy định phòng chống dịch đảm bảo dịch không lây lan ra cồng đồng 

    Hiện nay dân số ngày một đông trong khi bệnh tật thì không ngừng phát triển. Bệnh viện và các cơ sở y tế luôn trong tình trạng quá tải. Vậy nên là thay vì cố gắng ra khỏi giường khi quá mệt để xếp hàng chờ khám thì bạn hoàn toàn có thể kết nối với các bác sĩ qua các nền tảng công nghệ. Nền tảng khám chữa bệnh từ xa giúp kết nối các y bác sĩ đầu ngành với người bệnh từ khắp nơi, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng y tế cộng đồng. So với nhiều giải pháp bác sĩ trực tuyến hiện nay, 

    Cột sống công sở là một trong số các đơn vị tiên phong trong việc tư vấn và khám chữa bệnh từ xa. Với cột sống công sở, tiện lợi cho các cá nhân cũng như là doanh nghiệp khi có các triệu chứng mới khởi phát thì các bạn có thể gọi hỏi bác sĩ luôn,...

    Tìm hiểu và đăng ký sử dụng dịch vụ ngay TẠI ĐÂY.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN