Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở nhân viên văn phòng: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở nhân viên văn phòng: Nguyên nhân và cách phòng tránh

A
Admin - 1 năm trước

Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp trong các bệnh lý của đĩa đệm, là nguyên nhân chính gây đau cổ vai gáy và thắt lưng có tỷ lệ mắc khoảng 50-100/100.000 dân. Trong số đó, người trẻ tuổi, đặc biệt là nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ cao hơn cả do thói quen ngồi lâu khiến áp lực bị dồn nén lên các đốt xương .



    Nguyên nhân và biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở nhân viên văn phòng

    Nguyên nhân khiến nhân viên văn phòng dễ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

    Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách hoặc đứt, tạo nên những lỗ hổng khiến nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra, chui vào ống sống chèn ép dây thần kinh. Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị, tuy nhiên, thường gặp nhất là phần đĩa đệm cột sống cổ, do thường chịu nhiều ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

    Một trong những thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng là thói quen phổ biến dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở dân văn phòng là do ngồi nhiều, thiếu vận động. Cấu trúc cơ thể của con người cần phải đi lại, vận động, chạy nhảy, việc chỉ ngồi một chỗ, nhìn vào màn hình máy tính trong thời gian dài, khiến cột sống trở nên yếu dần, dễ tổn thương, áp lực bị dồn ép nhiều lên các đốt xương.

    Ngoài ra, một số ít thì thoát vị địa đệm ở dân văn phòng có thể từ các nguyên nhân khác như:

      • Ảnh hưởng của tuổi tác: Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc các bệnh lý xương khớp càng tăng. Do khi bước vào tuổi trung niên (trên 40 tuổi), xương khớp của mỗi người bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Khi đó, xương khớp dễ bị tổn thương và hồi phục cũng khó hơn người trẻ tuổi.

      • Do di truyền: Nhiều nhận định cho rằng, thoát vị đĩa đệm có liên quan đến yếu tố di truyền. Nguyên nhân này có thể liên quan đến biến đổi gen, gây rối loạn miễn dịch và gây bệnh xương khớp. Trong gia đình nếu có người thân mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm thì tỷ lệ mắc của người đó sẽ cao hơn.

      • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Ăn uống thiếu chất, đặc biệt nhóm vi chất cần thiết cho xương như canxi khiến nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn. Nguyên nhân này chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh lý xương khớp này đang có nguy cơ trẻ hóa, gặp nhiều ở người trẻ với chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.

      • Do chấn thương: Đây được coi là nhóm nguyên nhân khách quan, không lường trước được. Ảnh hưởng do tai nạn không mong muốn, chấn thương trong hoạt động thể thao, tai nạn giao thông,…để lại di chứng tại cột sống và gây thoát vị đĩa đệm.

    Biểu hiện nhận biết bạn đang bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

    6 dấu hiệu đặc trưng khi mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

    6 dấu hiệu đặc trưng khi mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

    Một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên của thoát vị đĩa đệm là những cơn đau và căng cứng cơ dai dẳng không dứt, có thể ở cổ vai gáy, thắt lưng.

    Sau đó, cơn đau sẽ càng tiến triển nặng, bắt đầu có cảm giác đau từ cổ tê lan xuống hai cánh tay, bả vai, đầu và đặc biệt là phía sau gáy hoặc từ lưng lan xuống hông và cả hai chân. Đây là dấu hiệu dây thần kinh bị chèn ép. Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, dây thần kinh sẽ mất dần chức năng vốn có, khiến tay chân bệnh nhân có cảm giác yếu. Nếu đĩa đệm thoát vị ra khỏi vị trí vốn có và chèn vào dây thần kinh, bạn có thể cảm thấy tê bì, dị cảm ở khu vực cánh tay, bàn tay và thậm chí là ngón tay. Mặt khác, trong trường hợp tủy sống bị chèn bởi đĩa đệm thoát vị, cảm giác tê bì sẽ  lan đến tứ chi.

    Hạn chế vận động: Không vận động được linh hoạt như trước, dần có thể gây biến chứng mất chức năng thần kinh vận động ở khu vực bị chèn ép. Lúc này, bạn thường gặp khó khăn trong việc: Đưa tay vòng ra sau lưng hoặc giơ lên cao, cúi đầu, xoay cổ khiến hoa mắt chóng mặt và đi lại mất thăng bằng.

    Ngoài các biểu hiện đặc trưng trên, người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ còn gặp một số triệu chứng khác như căng tức lồng ngực, mệt mỏi, dáng đi xiêu vẹo, chân tay mất sức lực,…

    Tùy mức độ và thể trạng mỗi người mà có những triệu chứng đặc trưng khác nhau. Để có chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.

    Thoát vị đĩa đệm ở cổ có nguy hiểm không? Biến chứng nào thường gặp

    Các bệnh lý xương khớp nói chung luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người mắc. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát có thể áp dụng các biện pháp điều trị dứt điểm. Khi đó, bệnh này không quá nguy hiểm và không ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động trong tương lai.

    Tuy nhiên, một số trường hợp nặng sẽ để lại nhiều mối nguy hại cho sức khỏe, không chỉ liên quan đến xương khớp mà còn ảnh hưởng đến hệ thống các cơ quan khác. Đặc biệt, bệnh càng dễ diễn tiến nghiêm trọng nếu xuất hiện ở bệnh nhân bị tim mạch, tiểu đường, mắc các bệnh lý về thận,…

    Một số biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác với bệnh lý này như sau:

      • Yếu cơ, teo tay chân: Đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép lên rễ thần kinh khiến người bệnh bị tê nhức tay chân. Trước hết, biểu hiện này gây hạn chế các hoạt động và nếu diễn tiến kéo dài có thể làm teo tay chân. Người bệnh cảm nhận rõ ràng một hoặc cả hai tay chân đều có kích thước nhỏ hơn.

      • Thiếu máu não:Chèn ép dây thần kinh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tuần hoàn máu và gây thiếu máu lên não. Khi đó, người mắc thường xuyên bị đau nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt,….

      • Liệt nửa người/bại liệt: Biến chứng nguy hiểm nhất phải kể đến liệt nửa người hoặc bại liệt. Khi đó, người bệnh không thể tự thực hiện  các hoạt động cá nhân mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý người bệnh.

    Tê tay là một trong các biến chứng khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

    Biến chứng tê tay xảy ra khá phổ biến khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

    Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cổ, bạn nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp càng sớm càng tốt.

    Phương pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cho nhân viên văn phòng

    Ngồi lâu, ít vận động, ngồi sai tư thế,... là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở dân văn phòng. Do đó, cách hiệu quả nhất phòng tránh bệnh là thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

    Có thể tham khảo một số lưu ý sau:

      • Hạn chế thực hiện các hoạt động vất vả và gây áp lực lên cổ như chơi thể thao hoặc các việc lao động tay chân.

      • Tránh các cử động cụ thể có thể khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng như nghiêng hoặc vặn sang một bên.

      • Thay đổi tư thế ngủ, chẳng hạn như thay đổi gối hoặc nằm ngủ ngửa thay vì nằm nghiêng và nằm sấp.

      • Quan trọng nhất là thay đổi tư thế làm việc, bằng cách ngồi thẳng lưng, nâng cao màn hình máy tính ngang tầm mắt, sử dụng bàn phím rời thay vì bàn phím laptop.

    Xem thêm: Top 7 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dễ thực hiện ngay tại văn phòng

    ngồi đúng tư thế giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở dân văn phòng

    Ngồi đúng tư thế giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở dân văn phòng

    Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Điều này có thể hỗ trợ giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng của đĩa đệm.

    Không thể phủ nhận ảnh hưởng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đến năng suất và chất lượng công việc cá nhân và của cả doanh nghiệp. Chính vì vậy, dịch vụ Cột Sống Công Sở ra đời, mang đến giải pháp phúc lợi chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, nâng cao hiệu suất làm việc.

    Chỉ từ 30K/lượt, đăng ký sử dụng ngay TẠI ĐÂY.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN