Tại sao nhiều người có triệu chứng mất ngủ hậu COVID?

Tại sao nhiều người có triệu chứng mất ngủ hậu COVID?

Tác giả: Hồng Phượng - Khoa xét nghiệm

1 năm trước


Sau khi khỏi bệnh, nhiều người vẫn gặp di chứng mất ngủ hậu COVID. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm cả những rối loạn về tâm lý, lo âu xảy ra khi mắc bệnh. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Mọi biện pháp sẽ đều được HENO bật mí trong bài viết này.


    Mất ngủ hậu COVID biểu hiện như thế nào?

    Không chỉ gây tác động đến thể chất, hậu COVID-19 còn để lại các di chứng liên quan đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là các triệu chứng về rối loạn tâm lý và mất ngủ. Một nghiên cứu được đăng trên Pubmed thống kê cho thấy có khoảng 40% dân số bị mất ngủ từ khi nhiễm COVID-19, cao hơn tỷ lệ mắc triệu chứng này ở các bệnh lý khác khoảng 20%.

    Một số những biểu hiện mất ngủ hậu COVID thường thấy như:

      • Khó đi vào giấc ngủ

      • Trằn trọc khó ngủ

      • Kèm theo đau đầu mất ngủ

      • Ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc

      • Thường xuyên bị thức giấc giữa đêm, khó ngủ lại được

      • Thường xuyên gặp ác mộng

    mất ngủ hậu covid còn kèm theo đau đầu

    Mất ngủ hậu COVID thường đi kèm nhiều biểu hiện khác

    Mất ngủ tuy chỉ xảy ra vào ban đêm nhưng gây ảnh hưởng đến cả các hoạt động về ban ngày. Người bệnh sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó tập trung do không được ngủ đủ giấc. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tệ hơn, có thể gián tiếp làm xảy ra các tai nạn không mong muốn: ngã xe, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,...

    Ngoài ra, mất ngủ trong một thời gian dài còn dẫn đến phát sinh các bệnh lý: đái tháo đường, bệnh mạch vành, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim và một số bệnh về não. 

    Xem thêm: Các triệu chứng hậu Covid-19 nào thường gặp và đâu là cách khắc phục

    Nguyên nhân gây ra triệu chứng mất ngủ hậu COVID

    Tưởng chừng như không liên quan nhưng khi nhiễm virus SARS-CoV-2, giấc ngủ của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn. Nguyên nhân gây ra triệu chứng mất ngủ hậu COVID bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, có thể kể đến như:

      • Virus xâm nhập vào các thụ thể ở tế bào thần kinh, gây tổn thương hệ thần kinh và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

      • Các triệu chứng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và căng thẳng do có người thân mắc bệnh hoặc đã mất vì mắc COVID-19

      • Các triệu chứng vật lý hậu COVID khác: ho, sốt, khó thở, đau mỏi người là nhân tố khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc

      • Thói quen ngủ bị thay đổi vì ảnh hưởng của giãn cách xã hội hoặc do thời gian ở trong bệnh viện điều trị lâu ngày khiến giờ giấc sinh hoạt và chu kỳ ngủ bị đảo lộn

      • Một số loại thuốc điều trị COVID cũng gây rối loạn đến giấc ngủ

    Cách khắc phục mất ngủ kéo dài hậu COVID

    Cho dù là vì nguyên nhân nào, ai đang gặp phải triệu chứng mất ngủ hậu COVID đều mong muốn khắc phục tình trạng bệnh của mình càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số biện pháp bạn nên áp dụng để chống lại di chứng mất ngủ hậu COVID:

    Rèn luyện chu kỳ ngủ

    Mỗi người chúng ta khi ngủ đều trải qua 5 trạng thái trong chu kỳ ngủ bao gồm:

    1, Giai đoạn ru ngủ: diễn ra trong khoảng 15 phút, ở giai đoạn này, cơ thể rất dễ dàng bị đánh thức 

    2, Giai đoạn ngủ nông: chiếm tới 50% thời gian ngủ, mắt bắt đầu ngừng chuyển động và hoạt động của não trở lên chậm hơn

    3, Giai đoạn ngủ sâu: chỉ chiếm dưới 10% tổng thời gian ngủ, các yếu tố về thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp,.. chậm lại và dần trở nên ổn định

    4, Giai đoạn ngủ rất sâu: giai đoạn này chiếm 20% tổng thời gian ngủ, là lúc cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi bị thức giấc trong thời gian này, thường rất choáng váng, mệt mỏi và phải mất vài phút mới trở lại được 

    5, Giai đoạn ngủ mơ: thời gian còn lại trong chu kỳ ngủ, mắt chuyển động trở lại, nhịp tim nhanh hơn, là thời điểm chúng ta bắt đầu mơ

    Mỗi chu kỳ ngủ thường diễn ra trong khoảng 90-110 phút và lặp lại nhiều lần cho đến khi bạn thức dậy. Nếu bạn đang bị mất ngủ hậu COVID, bạn có thể dựa trên chu kỳ giấc ngủ của mình để tăng chất lượng giấc ngủ theo các nguyên tắc sau:

      • Không thức quá khuya hoặc cố gắng ngủ quá sớm: điều này làm rối loạn đồng hồ sinh học, làm kéo dài thời gian ru ngủ và ngủ nông, trong khi cơ thể cần thời gian cho 3 giai đoạn còn lại

      • Không ngắt quãng chu kỳ ngủ: đặc biệt nếu giai đoạn ngủ sâu hoặc rất sâu bị gián đoạn, khi tỉnh dậy sẽ rất mệt mỏi và khó bắt đầu một chu kỳ ngủ mới

      • Cố gắng thức dậy vào cuối chu kỳ ngủ: theo dõi chu kỳ ngủ của bản thân để thức dậy vào thời điểm cuối chu kỳ ngủ giúp cho giấc ngủ của bạn được trọn vẹn nhất

    Chế độ dinh dưỡng 

    Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn đang gặp triệu chứng mất ngủ hậu COVID, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm:

      • Thực phẩm giàu vitamin B: đối với những người mất ngủ, nồng độ vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12...) trong máu thường khá thấp. Do đó, cần bổ sung các loại thức ăn cung cấp nhiều vitamin B như: gạo lứt, thịt, cá, gà, bơ, trứng, sữa, rau xanh,...

      • Thực phẩm cung cấp hàm lượng lớn magie: Magie tốt cho giấc ngủ bởi chất này giúp thư giãn cơ bắp. Các loại rau xanh (rau bina, cải xoăn, cải xanh) các loại hạt dinh dưỡng rất giàu Magie trong thành phần

      • Thực phẩm giàu tryptophan: khi cơ thể thiếu tryptophan làm suy giảm trí nhớ và gây mất ngủ. Bạn nên bổ sung tryptophan từ các loại thực phẩm như: chuối, đậu nành, đậu phộng, cá hồi,...

      • Thực phẩm giúp tạo melatonin: melatonin, hay còn được gọi là hóc-môn ru ngủ, do cơ thể tự tiết ra vào ban đêm. Một số loại hoa quả tốt cho quá trình tổng hợp melatonin như: cam, dứa, chuối, quả anh đào, quả mâm xôi,...

    Các trái cây giàu melatonin

    Người mất ngủ hậu COVID nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu melatonin

    Tránh các tác nhân gây mất ngủ

    Hậu COVID bị mất ngủ không chỉ do nguyên nhân chủ quan mà còn do tác động bởi nhiều yếu tố khách quan. Trong đó, ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, điện thoại cũng là nhân tố khiến bạn không thể chợp mắt một cách dễ dàng. Vì vậy cần hạn chế nhìn vào các loại màn hình điện tử, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

    Ngoài ra, một số tác nhân gây mất ngủ khác có thể kể đến như:

      • Phòng ngủ quá sáng, giường ngủ không thoải mái

      • Nhìn vào đồng hồ quá nhiều khiến bạn càng lo lắng, không ngủ được

      • Sử dụng các loại thức ăn gây mất ngủ: cà phê, chè mạn, thuốc lá, socola đen, nước tăng lực,...

    Sử dụng thuốc hợp lý

    Trong trường hợp bị mất ngủ kéo dài cũng cần đến sự can thiệp của thuốc. Hiện nay, có hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mất ngủ hậu COVID, đó lá:

      • Thuốc bổ sung melatonin: dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng, giúp duy trì nhịp sinh học cho người bị mất ngủ. Thuốc có gây một số tác dụng phụ hiếm gặp: đau đầu, đau dạ dày,...

      • Thuốc kháng histamin: dùng để chống dị ứng phù hợp với các bệnh nhân mất ngủ kèm ngứa, viêm mũi dị ứng. Lưu ý khi sử dụng là thuốc có thể gây tác dụng phụ gây buồn ngủ nếu trị dị ứng ,gây khô miệng, chóng mặt…

    Xem thêm: Nên sử dụng thuốc điều trị hậu Covid như thế nào?



    thuốc trị hậu Covid bị mất ngủ

    Lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ hậu COVID

    Tuy nhiên, mọi loại thuốc để cải thiện chứng mất ngủ cần phải được kê đơn hoặc được tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn. Bạn không nên tùy ý sử dụng hay dùng quá liều sẽ dẫn đến các tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    Mất ngủ hậu COVID và nhiều các di chứng liên quan đến rối loạn thần kinh sau COVID khác làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, nếu nắm rõ các thông tin liên quan đến các triệu chứng hậu COVID, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động khắc phục kịp thời. Cập nhật thêm nhiều thông tin về các triệu chứng hậu COVID tại HENO bạn nhé.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN