Nên sử dụng thuốc điều trị hậu COVID như thế nào?
Ngoài chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp thì cũng cần kết hợp sử dụng thuốc điều trị hậu COVID để đem lại hiệu quả điều trị cao. Vậy hậu COVID nên uống thuốc gì? Nên sử dụng thuốc như thế nào? HENO sẽ cung cấp mọi thông tin cho bạn qua bài viết sau.
Hậu COVID nên uống thuốc gì?
Hậu COVID là di chứng mà ai cũng có thể mắc cho dù nhiễm COVID nặng hay nhẹ. Các triệu chứng hậu COVID khác nhau tùy vào tình trạng nhiễm bệnh và sức khỏe của mỗi người. Có rất nhiều loại thuốc điều trị hậu COVID, mỗi loại có tác dụng khắc phục các triệu chứng khác nhau.
Có nhiều loại thuốc điều trị các triệu chứng hậu COVID khác nhau
Thuốc trị mất ngủ hậu COVID:
Thuốc ngủ thảo dược: thuốc này có các thành phần như bình vôi, tim sen, lạc tiên,... có thể sử dụng để trị mất ngủ và ít có tác dụng phụ
Melatonin: đây là loại thuốc dùng trị mất ngủ do hậu COVID kèm theo rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ. Loại thuốc này dành cho những bạn có thói quen ngủ trễ và cần điều chỉnh giờ đi ngủ.
Triệu chứng ho kéo dài hậu COVID
Các loại thuốc cải thiện triệu chứng ho hậu COVID
- Ho khan, do dị ứng, do khói thuốc, hóa chất…: có thể dùng giảm ho bổ phế và thuốc chống dị ứng như alimemazine, diphenhydramin
- Ho có đờm do viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn: Trường hợp này phải thăm khám bác sĩ để dùng kháng sinh và long đờm thường chọn dùng loại ambroxol. Còn có các bệnh phổi khác như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản... nên cần bệnh viện khám chuyên khoa hô hấp để được xử lý tránh gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.
- Ho mãn tính: Với các bệnh nhân tổn thương phổi do COVID-19 bị ho lâu, ho có đờm sau khi phục hồi bệnh. Có thể kê đơn thuốc ho của bác sĩ kê như benzonatate, thuốc xịt proair, thuốc chống đờm mucinex,...
Các loại thuốc uống hậu COVID khác:
- Thuốc chống dị ứng: Fexofenadine là một loại thuốc có trong toa thuốc điều trị COVID-19. Nếu bệnh nhân có nhiều triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi nên có thể chuẩn bị thuốc có thành phần fexofenadine tại nhà để điều trị hậu
- Thuốc kháng histamine: dùng để chống dị ứng phù hợp với các bệnh nhân mất ngủ kèm ngứa, viêm mũi dị ứng. Lưu ý khi sử dụng là thuốc có thể gây tác dụng phụ gây buồn ngủ nếu trị dị ứng ,gây khô miệng, chóng mặt…
- Thuốc chữa đau nhức khớp: Có dùng thuốc ibuprofen (lưu ý với những người bị đau dạ dày, bệnh lý ở thận và sử dụng theo toa bác sĩ kê) hoặc dùng acetaminophen để giảm đau
- Nước muối sinh lý, thuốc xịt mũi,: đây là thuốc trị hậu COVID tại nhà cần thiết, giúp vệ sinh mũi thường xuyên, giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi hậu COVID.
- Thuốc trị tiêu chảy, bù nước và điện giải oresol: người mắc COVID-19 đôi khi sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy nên cần có một số loại thuốc trị tiêu chảy thường dùng. Các loại thuốc bù nước, bù điện giải có thể giúp cơ thể giảm mất nước do sốt cao, tiêu chảy... có thể pha uống thay nước lọc hằng ngày.
Một số loại vitamin và thực phẩm bổ sung
Ngoài các loại sử dụng các loại thuốc điều trị hậu COVID, bạn nên bổ sung thêm những loại vitamin và khoáng chất để tăng cường miễn dịch cho cơ thể như:
Vitamin C là chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sự bảo vệ của hàng rào biểu mô giúp bạn giảm bớt triệu chứng, chống lại các bệnh đường hô hấp sau khi mắc COVID
Vitamin D có vai trò duy trì lượng canxi, photpho giúp xương chắc khỏe, còn kiểm soát các phản ứng viêm nhiễm do COVID-19 bằng cách giảm thiểu cơn bão Cytokine.
Vitamin E tăng cường hệ miễn dịch và rút ngắn thời gian phục hồi cơ quan trong cơ thể sau khi điều trị bệnh
Omega-3 vai trò quan trọng trong chống viêm và cải thiện hệ miễn dịch
Vitamin A giúp duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa
Sử dụng thuốc đông y để điều trị hậu COVID
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc y học hiện đại thì y học cổ truyền cũng có nhiều phương thuốc điều trị hậu COVID hiệu quả. Với các hội chứng hậu COVID có triệu chứng nhẹ, hãy sử dụng các bài thuốc đông y mà sau đây để chữa trị:
Nếu bị ho: có thể ngậm chanh muối, húng chanh, viên ngậm thảo dược.
Đau nhức, tê dại tay chân: có thể xoa bóp bằng dầu nóng, cù là.
Chóng mặt, mệt mỏi: có thể điều chỉnh nhanh chóng bằng thở bụng.
Mất ngủ: một phương pháp trị mất ngủ tốt nhất là thở bằng bụng hoặc có thể làm ấm chân bằng cách ngâm chân trong nước nóng để dễ ngủ hơn
Xông hơi bằng lá thảo dược nếu cảm lạnh, sốt nhẹ, ê nhức toàn thân.
Rối loạn vị giác, khứu giác kéo dài: ngậm nước chanh pha chút muối, xông mũi bằng tỏi, hoặc châm cứu.
Chán ăn và mất ngủ, mệt mỏi kéo dài: khám và uống thuốc đông y theo toa kê của bác sĩ.
Xem thêm: Bật mí 5 cách đơn giản để điều trị hậu COVID tại nhà
Sử dụng y học cổ truyền điều trị hậu COVID
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị hậu COVID
Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về những loại thuốc điều trị hậu COVID nên tránh việc lạm dụng các loại thuốc, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt, với các trường hợp mất ngủ hoặc mắc bệnh tâm lý do hậu COVID-19 đều có nhiều cách khắc phục. Vì vậy, không được tự ý dùng thuốc bởi vì dùng thuốc không đúng sẽ khiến bệnh không hết mà còn trầm trọng hơn. Do đó, không nên tự ý dùng các thuốc an thần mạnh để trị mất ngủ hậu COVID vì có thể gây “lờn thuốc”, gây nghiện nếu sử dụng không đúng cách.
Mọi người cũng cần cảnh giác với các loại thuốc không rõ nguồn gốc, được quảng cáo tràn lan trên mạng rằng có tác dụng “đặc trị hậu COVID”. Mọi loại thuốc đều cần có sự tư vấn và kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị hậu COVID
Sử dụng thuốc điều trị hậu COVID là cần thiết để khắc phục các di chứng kéo dài sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, cần biết khi nào nên sử dụng thuốc và dùng thuốc như nào là hợp lý. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn cần biết về các loại thuốc điều trị các biểu hiện hậu COVID-19 và những lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này. Theo dõi HENO thường xuyên để tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình nhé.
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7