6 loại bệnh tâm lý thường gặp nhất ở nhân viên công sở, không nhận biết sớm sẽ gây ra hậu quả nặng nề
Nhân viên văn phòng phải đối mặt với áp lực công việc hằng ngày dẫn đến dễ mắc các bệnh về tâm lý. Đặc biệt với 6 bệnh tâm lý sau đây cực kỳ dễ bắt gặp không nhận biết sớm sẽ gây ra hậu quả nặng nề.
1, Social Anxiety Disorder (SAD) - Rối loạn ám ảnh xã hội
Đây là một loại bệnh tâm lý được phân vào nhóm bệnh rối loạn lo âu, người bệnh thường cảm thấy bị lo âu quá mức và trong thời gian dài. đặc biệt là ở các tình huống: khi phải đứng thuyết trình trước đám đông, khi phải dự tiệc đông người, khi phải tiếp xúc với người lạ,... Đối với nhân viên văn phòng, thì rối loạn ám ảnh xã hội được phản ánh qua các biểu hiện như: không dám đứng lên phát biểu ý kiến trong mỗi cuộc họp, không hay tương tác với đồng nghiệp và thường né tránh các buổi hội họp hay tiệc tùng ở công ty…
Không chỉ thế, nếu bạn thường xuyên có những biểu hiện như ngại ngùng, lo sợ, nhút nhát,... trong một thời gian dài, đây cũng là dấu hiệu bạn đang mắc hội chứng SAD - rối loạn ám ảnh xã hội.
2, Generalized Anxiety Disorder (GAD) - Rối loạn lo âu toàn thể
Khác với chứng rối loạn ám ảnh xã hội SAD, người mắc GAD có xu hướng lo lắng về những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống chứ không nhất thiết chỉ là những lo âu khi tương tác với những người xung quanh. Đặc biệt là trong công việc, không giống như những người mắc SAD, lo sợ khi tham gia các buổi họp hay sự kiện thì người mắc hội chứng GAD lại thường có những nỗi lo sợ nhỏ nhặt khi làm những đầu việc cá nhân.
Nghiêm trọng hơn, một người có thế vừa mắc SAD và GAD gây rất nhiều khó khăn cho họ không chỉ trong công việc mà cả trong sinh hoạt hằng ngày.
Xem thêm: Biểu hiện rối loạn lo âu ở nhân viên văn phòng và phương pháp chữa lành hiệu quả
Hội chứng rối loạn lo âu toàn thể ở nhân viên văn phòng
3, Bipolar affective disorder (BPAD) - Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh rối loạn tâm trạng, người bệnh sẽ có những thay đổi bất thường về tâm trạng, lúc hưng phấn đột ngột, song lại có lúc rơi vào trạng thái trầm cảm.
Rối loạn lưỡng cực thường rất khó để nhận biết và thường bị nhầm lẫn với căn bệnh trầm cảm. Không chỉ thế, các tác nhân gây căng thẳng từ cuộc sống hay môi trường làm việc sẽ khiến bệnh tình ngày một trở nên nghiêm trọng hơn.
4, Depression - Trầm cảm
Đây là bệnh tâm lý nguy hiểm nhất, song lại phổ biến nhất ở môi trường công sở. Việc thiếu kết nối giữa các cá nhân trong công việc, chỉ trao đổi với nhau thông qua email, nhóm chat,... khiến nhiều người cảm thấy bị mất kết nối với thế giới xung quanh.
Điều tệ nhất về căn bệnh này đó là chúng không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, bạn rất khó để nhận biết người đồng nghiệp đang làm việc cùng liệu có đang mắc trầm cảm hay không. Vì vậy, hãy chủ động quan tâm, hỏi han tới đồng nghiệp để giúp họ vơi đi phần nào gánh nặng về tâm lý.
5, Insomnia - Chứng mất ngủ
Mất ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc khiến bạn thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được. Không chỉ thế, bạn vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ có thể làm suy giảm không chỉ mức năng lượng, tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống của bạn.
Nguyên nhân phổ biến gây ra chứng rối loạn giấc ngủ có thể kể đến là do những áp lực về công việc khiến bạn không ngủ đủ giấc hoặc suy nghĩ, lo lắng quá nhiều điều dẫn đến mất ngủ.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách trị chứng mất ngủ ở nhân viên văn phòng
Căng thẳng từ công việc khiến nhân viên văn phòng dễ bị mất ngủ
6, Obsessive Compulsive Disorder (OCD) - Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Đúng như tên gọi, những người mắc hội chứng này luôn lo lắng và cưỡng chế bản thân mình ở trong vòng lặp về một vấn đề nhất định. Điều này thể hiện rõ ràng nhất đó là khi làm việc, bạn có những quy định bắt buộc phải tuân theo như sắp xếp đồ dùng trên bàn làm việc đúng theo trật tự, hay không cắt tóc, cắt móng tay trước mỗi buổi họp quan trọng,... Dù cho biết rằng những việc mình làm là không cần thiết nhưng bạn vẫn cố chấp làm theo với suy nghĩ chỉ như thế bạn mới làm việc năng suất nhất.
Người mắc OCD ở mức độ nhẹ thực ra là một người có tính tổ chức khá tốt, tuy nhiên, nếu mắc ở mức độ nặng lại ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến công việc bởi họ thường bỏ ra rất nhiều thời gian để hoàn thành các nguyên tắc của riêng mình, dẫn đến trì hoãn tiến độ công việc.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể đi kèm với bệnh sạch sẽ quá mức
Các biện pháp để cải thiện hội chứng tâm lý nơi công sở
Một trong những biện pháp để giảm bớt những đặc điểm của hội chứng ám ảnh cưỡng chế đó chính là tự cải thiện. Bệnh nhân có thể tự áp dụng các cách sau đây để tự cải thiện hội chứng OCD tại nhà:
Thường xuyên tâm sự với người thân, bạn bè để nhận được sự giúp đỡ và những lời động viên.
Ghi chép đầy đủ tất cả những hành động và suy nghĩ ám ảnh để tự ý thức và xua đuổi chúng đi.
Đi ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Tích cực tham gia nhiều hoạt động ngoài cộng đồng, xã hội.
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày và ăn uống lành mạnh.
Luôn nhớ uống thuốc kết hợp với các phương pháp để giảm thiểu sự căng thẳng, lo âu sau thời gian dài học tập và làm việc (ví dụ tập yoga, thiền, hít thở sâu, tắm nước ấm,...).
Trên đây là 3 chứng bệnh tâm lý thường gặp ở chốn văn phòng. Chính áp lực công việc, deadline chồng chất khiến tâm lý nhân viên luôn căng như dây đàn, thần kinh căng thẳng. Đừng chủ quan với những dấu hiệu kể trên, nếu cứ xuề xòa cho qua sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Nếu bạn cần lời tư vấn từ các chuyên gia về những vấn đề tâm lý mà bạn đang gặp phải, hãy liên hệ với Cột Sống Công Sở để được hỗ trợ.
Cột sống Công sở được xây dựng như một Trung tâm Y tế từ xa dành cho Doanh nghiệp. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất làm việc thông qua việc túc trực, chăm sóc đời sống sức khỏe nhân sự mọi lúc mọi nơi bằng công nghệ & đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu.
Tìm hiểu và đăng ký sử dụng dịch vụ ngay TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7