Điểm danh 7 bệnh cơ xương khớp cực kỳ phổ biến ở nhân viên văn phòng

Điểm danh 7 bệnh cơ xương khớp cực kỳ phổ biến ở nhân viên văn phòng

A
Admin - 1 năm trước

Ngồi làm việc liên tục hơn 8 tiếng một ngày, có đến hơn 90% nhân viên văn phòng cảm thấy đau nhức mỏi cổ, vai, gáy và lưng. Tuy nhiên, đừng vội  chủ quan coi thường những cơn đau mỏi vai gáy do ngồi làm việc lâu bởi đây có thể là dấu hiệu của 7 bệnh cơ xương khớp nghiêm trọng cực phổ biến tại dân văn phòng.


    Tình trạng bệnh lý cơ xương khớp ở dân văn phòng

    Do đặc thù ngồi làm việc nhiều với máy tính, liên tục 8 tiếng hoặc hơn, khiến dân văn phòng dễ mắc các bệnh lý về xương khớp. Nhẹ thì chỉ là những cơn đau mỏi cổ, vai, gáy, nặng hơn, có thể dẫn đến thoái hoá cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm.

    Không chỉ thế, những cơn đau này còn lan cả xuống các chi, gây ra tình trạng tê bì tay chân. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, làm giảm hiệu suất làm việc của cá nhân cũng như của cả doanh nghiệp. 

    Tình trạng đau cơ xương khớp xảy ra phổ biến ở dân văn phòng

    Tình trạng đau cơ xương khớp xảy ra phổ biến ở dân văn phòng

    Nguyên nhân khiến các bệnh cơ xương khớp phổ biến ở công sở

    Không phải ngẫu nhiên mà dân văn phòng thường hay gặp các vấn đề liên quan đến xương khớp, một số nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra phổ biến ở sân văn phòng có thể kể đến như:

      • Ngồi quá nhiều và vận động ít

      • Ngồi sai tư thế khi làm việc trong thời gian dài

      • Kẹp điện thoại vào một bên tai, vừa nghe vừa ghi chép

      • Ngồi trước quạt hoặc ngồi máy lạnh quá lâu cũng gây ảnh hưởng xấu đến các khớp 

      • Ăn uống không điều độ, không đủ dinh dưỡng đặc biệt là thiếu Ca, vitamin D trong khẩu phần ăn

    Nếu những tình trạng trên không được sớm điều chỉnh, nhân viên văn phòng không những bị hành hạ bởi những cơn đau mỏi khắp người mà còn đứng trước nguy cơ bị thoái hoá cột sống. 

    7 bệnh cơ xương khớp thường gặp nhất ở dân văn phòng

    1, Đau cổ vai gáy

    Đây là triệu chứng bệnh xuất hiện ở hơn 90% nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh có nhiều mức độ khác nhau. Phổ biến nhất và cũng là mức độ nhẹ nhất là cảm giác đau âm ỉ ở vùng cổ, vai, gáy. Nặng hơn, cơn đau có thể lan lên vùng tai, thái dương hoặc lan xuống cánh tay, cổ tay và bàn tay. 

    Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến khó khăn khi làm việc do đau cổ vai gáy có tính chất cơ học: đau nhiều khi đứng, đi, ngồi lâu, vận động cột sống. Cơn đau chỉ có khả năng giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi. Chính vì vậy, dân văn phòng cần thay đổi thói quen khi ngồi làm việc cũng như tập các bài tập đơn giản giúp giảm thiểu các cơn đau, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

    Ngồi làm việc liên tục với máy tính mỗi ngày khiến dân văn phòng đối mặt với các cơn đau cổ vai gáy

    Ngồi làm việc liên tục với máy tính mỗi ngày khiến dân văn phòng đối mặt với các cơn đau cổ vai gáy

    Xem thêm: Căng cơ cổ cấp ở nhân viên văn phòng và các nguyên nhân thường gặp

    2, Thoái hóa khớp 

    Bệnh thoái hóa khớp hay gặp ở dân văn phòng có thể kể đến như: thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa khớp gối… Đặc trưng của bệnh là sự thoái hóa trung tâm sụn khớp, khiến sụn khớp bị mòn. Những đầu xương cọ sát vào nhau gây đau nhức, viêm sưng và làm tăng nguy cơ hình thành các gai xương.

    Do dân văn phòng ngồi sai tư thế khi làm việc với máy tính quá lâu, gây chèn ép và tạo áp lực nên khớp, đặc biệt là các khớp ở cột sống, tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống ở dân văn phòng. 

    Nếu không được điều chỉnh và khắc phục sớm, thoái hóa cột sống sẽ làm ảnh hưởng đến công việc do quá đau, không thể ngồi lâu tập trung làm việc. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, có thể khiến cho người bệnh hoàn toàn mất khả năng đi lại.

    3, Thoát vị đĩa đệm

    Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ đĩa đệm bị mòn hoặc rách khiến phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép rễ dây thần kinh qua các lỗ liên hợp trên đốt sống và gây ra hàng loạt cơn đau ở cổ, vai gáy và thắt lưng. 

    Phần đĩa đệm bị thoát vị có thể nằm ở vị trí thắt lưng hoặc cột sống cổ

      • Biểu hiện bị thoát vị ở cột sống thắt lưng: Đau thắt lưng đột ngột, dữ dội hoặc đau âm ỉ, từng cơn; khó cử động, đặc biệt là khi khom lưng, cúi xuống; người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên

      • Biểu hiện bị thoát vị cột sống cổ: Đau cứng vùng cổ, vai, gáy, đặc biệt cơn đau tăng khi xoay, vặn hoặc ưỡn cổ, có thể kèm theo đau nhức đầu, chóng mặt,...

    thoát vị cột sống thắt lưng là bệnh lý về cơ xương khớp thường thấy ở dân văn phòng

    Thoát vị cột sống thắt lưng là bệnh lý về cơ xương khớp thường thấy ở dân văn phòng

    Tùy vào mức độ của bệnh mà sẽ có những biện pháp khắc phục khác nhau. Thông thường, chỉ cần kiên trì kết hợp tập các bài tập tại nhà đơn giản và sử dụng thuốc là đã có thể khắc phục được bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp đĩa đệm bị tổn thương nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật đưa đĩa đệm về trạng thái ban đầu.

    Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở nhân viên văn phòng: Nguyên nhân và cách phòng tránh

    4, Hội chứng ống cổ tay

    Dân văn phòng làm việc với máy tính 6-8 tiếng liên tục, theo đó là thói quen sử dụng chuột thường xuyên mà không có kê đỡ rất dễ dẫn đến hội chứng ống cổ tay.

    Đây là tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay gây ra cảm giác đau, tê tay và khó vận động. Nếu không điều trị nhanh chóng, những cơn đau nhức, tê ngứa ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út ban đầu có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn. Từ đó, nguy cơ người bệnh bị teo cơ và giảm chức năng vận động bàn tay cũng tăng lên rất nhiều. 

    5, Loãng xương

    Loãng xương hay tình trạng xốp xương, giòn xương rất dễ gặp và trẻ hóa ở đối tượng dân văn phòng. Nguyên nhân là do nhân viên văn phòng thường làm việc trong thời gian dài, ít vận động, không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao khiến xương khớp bị suy yếu, tăng các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh loãng xương.

    Không chỉ thế, thường xuyên ngồi trong môi trường làm việc thiếu ánh sáng, thiếu hụt vitamin D cung cấp cho xương cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở dân văn phòng tăng lên rất nhiều.

    6, Hạn chế vận động khớp 

    Hiểu đơn giản, hạn chế vận động khớp là tình trạng khớp vẫn cử động được nhưng không đạt được hết tầm với. Tầm vận động của mỗi khớp đều được quy chuẩn bởi ROM - Rank of Motion. Một số ví dụ về ROM như: khớp khuỷu và khớp gối gấp 1400, duỗi 00; khớp cổ tay nghiêng trụ 350, gấp 80 - 900, duỗi 700, nghiêng quay 200. Nếu như khi thực hiện đo khớp nghỉ quy ước 00, tức là đo tư thế đứng thẳng, hai lòng bàn tay hướng ra trước, góc đo được nhỏ hơn góc bình thường theo ROM thì sẽ được chẩn đoán là hạn chế vận động khớp.

    Hạn chế vận động khớp có nhiều nguyên nhân, có thể do chấn thương khớp từ tai nạn hoặc bệnh lý. Song, ở dân văn phòng lý do thường là do ngồi lâu, không vận động thường xuyên khiến khớp bị suy giảm chức năng, hạn chế vận động. Để phòng tránh hiện tượng này xảy ra, dân văn phòng nên xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao điều độ kết hợp với các bài tập đơn giản giữa giờ làm việc để tránh tình trạng khớp xơ cứng, hạn chế vận động.

    7, Viêm quanh khớp vai

    Hội chứng viêm quanh khớp vai là tổng hợp các tình trạng đau, viêm và hạn chế vận động khớp vai, do tổn thương các phần mềm quanh khớp như: gân, cơ, dây chằng, bao khớp, sụn khớp,...

    Ngoài những đối tượng phải lặp lại và vận động khớp vai thường xuyên như tài xế lái xe đường dài, vận động viên, công nhân khuân vác,... thì nhân viên văn phòng cũng là đối tượng nguy cơ cao do những thói quen như ngồi sai tư thế hoặc lười vận động trong thời gian dài. 

    Điều trị viêm quanh khớp vai bằng cách có kế hoạch sinh hoạt và tập luyện điều độ kết hợp với sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp qua nội soi thấy gân cơ chóp xoay bị rách sẽ cần điều trị can thiệp.

    Cách phòng tránh và đối phó với các bệnh văn phòng liên quan đến cơ xương khớp

    Cách phòng tránh các bệnh liên quan đến cơ xương khớp ở nhân viên văn phòng

    Các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp ở mức độ nào, dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến công việc của cá nhân cũng như của cả tập thể. Để phòng tránh các bệnh lý này, bạn nên thực hiện theo những lời khuyên sau từ bác sĩ:

      • Luôn luôn chú ý vào tư thế của mình khi ngồi làm việc 8 tiếng mỗi ngày hay lái xe từ nhà đến công ty. Cố gắng ngồi làm việc trong tư thế thẳng lưng, không vắt chéo chân

      • Duy trì tư thế ngồi đúng, bất kể khi nào bạn ngồi dù là lúc ở nhà cùng với gia đình, ngồi xem tivi, ngồi ăn tối,… đảm bảo rằng cột sống đang được giữ ở vị trí đúng.

      • Tạo thói quen thực hiện những bài tập giãn cơ đơn giản mà hiệu quả tại nhà hoặc ở văn phòng mỗi ngày

      • Nên đến bác sĩ thăm khám khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ là của bệnh lý cơ, xương, khớp.

    Cách đối phó và điều trị các bệnh về cơ xương khớp 

    Khi tình trạng bệnh lý về cơ xương khớp của bạn mãi không thuyên giảm hoặc xảy ra nhiều biến chứng bất thường, bạn nên tìm đến các nơi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Không chỉ thế, còn cần lưu ý một số điều sau:

      • Người bệnh nên tránh việc tự ý dùng thuốc.

      • Điều trị bệnh cơ xương khớp không xâm lấn (bảo tồn cấu trúc xương khớp), không dùng thuốc được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng.

      • Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) với các bài tập bổ trợ được đánh giá mang lại hiệu quả điều trị cơn đau dứt điểm, an toàn cho sức khỏe.

      • Quan trọng nhất, cần thực hiện kiểm tra sức khỏe cơ xương khớp cùng với các bác sĩ chuyên khoa cột sống. Nếu vấn đề càng sớm được phát hiện thì càng có khả năng cao điều trị khỏi bệnh.

    Sớm tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ để khắc phục các bệnh về cơ xương khớp

    Dân văn phòng nên sớm tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ để khắc phục các bệnh về cơ xương khớp

    Dịch vụ Cột sống công sở giúp các nhân viên văn phòng được thăm khám các vấn đề liên quan đến xương khớp bởi các y bác sĩ đến từ các bệnh viện nổi tiếng (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Y Dược Hồ Chí Minh,...). Các bác sĩ luôn túc trực, sẵn sàng tư vấn và khám bệnh từ xa 24/7.

    Chỉ 30k/lượt, đăng ký sử dụng dịch vụ ngay TẠI ĐÂY.


    Hashtag:

    Đánh giá bài viết

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN