Triệu chứng hậu COVID: Tất cả những thông tin bạn cần biết
Tính đến nay, đã phát hiện hơn 200 triệu chứng hậu COVID. Trong đó, có đến 80% người bị di chứng mệt mỏi, 61% có xơ phổi, 52% gặp vấn đề về trí nhớ, 45% mất ngủ, 33% tổn thương thận cấp… Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân mà còn làm “lao đao” cả toàn xã hội
Như thế nào được gọi là hội chứng hậu COVID-19
Theo định nghĩa từ Tổ chức Y tế thế giới, hậu COVID là tình trạng phổ biến với những người mắc virus SARS CoV-2 trong khoảng 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc bệnh và các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng mà không giải thích được. Các triệu chứng này có thể xuất hiện rồi biến mất hoặc tái phát theo thời gian
Phần lớn người bị COVID-19 trải qua các triệu chứng nhẹ hoặc vừa, có thể phục hồi sức khỏe sau 2 đến 6 tuần. Tuy nhiên, có khoảng 10-15% trường hợp tiến triển thành bệnh nặng và khoảng 5% xảy ra diễn biến nguy kịch.
Các triệu chứng hậu COVID có thể xảy ra ở mọi đối tượng từng nhiễm bệnh. Ngay cả những người bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng khi mắc cũng vẫn gặp các biến chứng hậu COVID ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Hậu COVID có những triệu chứng gì
Nhóm biểu hiện thường thấy của hậu COVID:
Các di chứng hậu COVID rất đa dạng, có tới hơn 200 triệu chứng liên quan đến nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể như: hô hấp, tuần hoàn, nội tiết, thần kinh hay thậm chí cả da-lông-tóc. Do đó, các chuyên gia y tế đã phân loại di chứng hậu COVID làm 4 nhóm sau:
Triệu chứng toàn thân: biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, đau mỏi toàn thân, đau cơ xương khớp
Triệu chứng về hô hấp và tim mạch: bao gồm khó thở,hụt hơi, ho nhiều, khó thở, đau tức ngực
Triệu chứng thần kinh và nội tiết: đau đầu. chóng mặt, hoa mắt, giảm trí nhớ, mất tập trung, rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ
Triệu chứng liên quan đến tiêu hóa: đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài,...
Theo thống kê, trong số các nhóm triệu chứng trên, phổ biến nhất là mệt mỏi chiếm tới 51% số bệnh nhân, sau đó là triệu chứng mất mùi chiếm 37%; số người cảm thấy khó thở chiếm 36% và mất tập trung khoảng 28%.
Xem thêm: Các triệu chứng hậu COVID-19 nào thường gặp và đâu là cách khắc phục
Mệt mỏi là triệu chứng hậu COVID phổ biến nhất
Triệu chứng hậu COVID nghiêm trọng
Các di chứng hậu COVID-19 này thường có tỉ lệ thấp hơn, nhưng lại nghiêm trọng hơn và có nguy cơ tử vong cao hơn. HENO khuyên bạn nếu đang mắc các triệu chứng hậu COVID sau đây, hãy khẩn trương đến các cơ sở y tế để được khám sức khỏe kịp thời:
Viêm phổi và suy hô hấp cấp tính: sau khi mắc COVID-19, phổi bị tấn công, dẫn đến tổn thương và viêm phổi. Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng suy hô hấp cấp tính (ARDS) cần phải được chẩn đoán bằng cách chụp X-quang
Suy tạng: virus xâm nhập và các tế bào nội tạng của cơ thể, gây ra các phản ứng viêm khiến các cơ quan như gan, thận,.. bị phá hủy.
Sốc nhiễm trùng: di chứng sốc nhiễm trùng chiếm tỉ lệ nhỏ, chỉ 5% trong tổng số bệnh nhân, tuy nhiên, lại nặng hơn và có nguy cơ tử vong cao. Sốc nhiễm trùng sau COVID thường ghi nhận thấy ở nhóm có bệnh nền nặng, hệ miễn dịch bị suy giảm
Đông máu: sự xuất hiện của virus làm kích thích tổng hợp các hoạt chất trung gian gây tăng đông máu. Các cục máu đông này di chuyển đến phổi, ngăn máu lưu thông, kết quả là gây thiếu máu cục bộ các cơ quan
Hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C) ở trẻ em: trẻ em sau khi nhiễm COVID-19 có thể mắc hội chứng nghiêm trọng khiến các bộ phận cơ thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. Hội chứng này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu không, sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Xem thêm: Triệu chứng hậu COVID ở trẻ em: Bố mẹ cần lưu ý điều gì
Hội chứng MIS-C là hội chứng hậu COVID nghiêm trọng xảy ra ở trẻ em
Các triệu chứng hậu COVID kéo dài bao lâu
Rất khó để xác định chính xác thời gian kéo dài những dấu hiệu sau khi mắc COVID-19. Với từng người bệnh khác nhau lại có mức độ biểu hiện và thời gian tồn tại không giống nhau.
Sau khi theo dõi người bệnh sau khi mắc COVID-19, nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 33%-76% người bệnh gặp triệu chứng hậu COVID trong thời gian ít nhất 6 tháng sau khi khỏi bệnh. Một số nguyên nhân khiến các di chứng hậu COVID tồn tại dai dẳng bao gồm:
Virus EBV: EBV tồn tại trong cơ thể của 95% dân số thế giới ở trạng thái bất hoạt, tuy nhiên, do ảnh hưởng của COVID-19 làm EBV hoạt động trở lại, gây ra các triệu chứng sốt, mệt mỏi kéo dài
Ảnh hưởng từ bệnh nền: Những người có bệnh nền về viêm phổi hay huyết áp, tiểu đường, suy thận,... đều dễ bị ảnh hưởng nặng nề hơn từ các triệu chứng hậu COVID
Chưa tiêm phòng: Một nghiên cứu cho thấy những người được tiêm đủ hai mũi có khả năng giảm thiểu một nửa các ảnh hưởng từ hậu COVID-19.
Hệ vi sinh vật đường ruột kém: Những người bệnh có hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa kém hơn có khả năng bị tác động nặng nề hơn từ hậu COVID-19
Nồng độ kháng thể thấp: Nồng độ thấp các kháng thể IgM và IgG3, khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ lâm sàng, cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển COVID-19 kéo dài.
Làm thế nào để điều trị hậu COVID-19
Tùy thuộc vào từng loại di chứng mà các bác sĩ sẽ có phương pháp chẩn đoán và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp cho bệnh nhân:
Điều trị di chứng suy hô hấp hậu COVID:
Suy hô hấp ở người bệnh sau khi mắc COVID có thể trải dài từ mức độ nhẹ đến nặng. Trường hợp chỉ bị ho và khó thở, có thể sử dụng thuốc giảm ho không kê đơn (ví dụ: benzonatate, guaifenesin, dextromethorphan) hoặc các liệu pháp xịt, hít, khí dung khi cần thiết.
Trong trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng hoặc bị viêm phổi, sẽ cần can thiệp bằng máy trợ thở.
Điều trị mệt mỏi toàn thân
Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân: bao gồm tình trạng dùng thuốc/dùng nhiều thuốc cùng lúc, suy nhược, teo cơ, đau, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm thần và/hoặc các triệu chứng tim, phổi.
Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh chống lại những di chứng hậu COVID, HENO gợi ý bạn nên kết hợp đầy đủ 3 biện pháp: chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và vận động, tập luyện đều đặn mỗi ngày.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng chống lại các di chứng hậu COVID
Điều trị triệu chứng về tim mạch hậu COVID
Nhiễm coronavirus làm ảnh hưởng đến nội mạc mạch máu, gây viêm mạch máu, tổn thương các vi mạch và hình thành cục máu đông, có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Các bệnh nhân Hậu COVID-19 có các triệu chứng tim dai dẳng sau khi hồi phục nên được bác sĩ tim mạch theo dõi chặt chẽ.
Điều trị bệnh liên quan đến thần kinh hậu COVID
Để điều trị tình trạng sương mù não hậu COVID, có thể điều trị không dùng thuốc hoặc dùng thuốc:
Điều trị không dùng thuốc: Cách điều trị tốt nhất là tự tạo cho mình một thói quen tốt, sinh hoạt điều độ, tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,.. Bổ sung các loại thực phẩm giàu acid béo omega, tốt cho tế bào thần kinh như: hoa quả, dầu oliu, lạc, đậu,...
Điều trị dùng thuốc: Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất: vitamin nhóm B (folate, B6, thiamin, niacin, B12…), vitamin C, vitamin D, vitamin E, sắt, magie, kẽm giúp tăng cường chức năng của não. Ngoài ra, nếu cần sử dụng thêm thuốc ức chế miễn dịch hay tăng cường tuần hoàn não theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Nguyên tắc điều trị các di chứng hậu COVID-19
Ngoài ra, với những bệnh nhân có biến chứng thần kinh của COVID-19 cấp tính (ví dụ, đột quỵ, động kinh, bệnh não thiếu oxy, suy nhược thần kinh cơ liên quan đến hồi sức tích cực, hội chứng Guillain-Barré, viêm não), cần được thăm khám thần kinh đầy đủ và kịp thời.
Triệu chứng hậu COVID-19 có mức độ biểu hiện khác nhau và diễn biến rất khó lường. Do đó, chúng ta cần chủ động theo dõi, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Theo dõi HENO thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích giúp ứng phó với các di chứng hậu COVID bạn nhé!
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7