Nguyên tắc điều trị các di chứng hậu COVID-19
Các triệu chứng sau khi mắc COVID-19 rất đa dạng, có thể phân chia thành các nhóm: triệu chứng về hô hấp, triệu chứng về thần kinh, triệu chứng toàn thân và các nhóm triệu chứng khác. Với mỗi nhóm biểu hiện, cần có các biện pháp điều trị hậu COVID thích hợp, tránh bệnh tình diễn biến nặng . Trong bài viết này, HENO sẽ tóm tắt nguyên tắc điều trị các di chứng hậu COVID theo hướng dẫn của Bộ Y Tế.
1, Điều trị các biểu hiện về hô hấp hậu COVID:
Khó thở, ho dai dẳng kéo dài
*Chữa khó thở:
Qua theo dõi các bệnh nhân mắc hậu COVID-19, có tới 36% bệnh nhân cho biết họ xuất hiện triệu chứng khó thở. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân: Viêm phổi, viêm phổi tổ chức, suy nhược thần kinh cơ, đợt cấp của bệnh phổi tiềm ẩn,... Để hồi phục chức năng hô hấp, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tập các bài tập phục hồi chức năng phổi như: thở mím môi, thở cơ hoành, bài tập cột sống - lồng ngực để tăng dung tích phổi ,...
Đối với những người bệnh bị suy hô hấp nặng, sẽ cần đến hỗ trợ của mặt nạ không khí và máy thở để duy trì SpO2 trong khoảng từ 92-96%.
Những bệnh nhân suy hô hấp nặng, cần hỗ trợ thở máy
*Chữa ho:
Khó thở thường đi kèm với ho dai dẳng kéo dài ở người bệnh hậu COVID-19 do có sự tăng sinh IL-6 và lipocalin-2. Các biểu hiện như vậy được gọi chung là hội chứng tăng phản ứng đường thở sau viêm.
Nếu bạn có triệu chứng nhẹ, bạn không nên sử dụng thuốc tây ngay mà hãy kiên trì sử dụng các phương pháp trị ho tại nhà như:
Xông mũi họng 2-3 lần một ngày
Sử dụng thảo dược tự nhiên để chữa ho: gừng, tỏi, đường phèn, chanh, mật ong,...
Uống đủ nước
Tránh sử dụng các loại đồ uống: nước lạnh, nước có gas, đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein,..
Tập thở và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày
Xem thêm: 6 bài thuốc dân gian trị ho hậu COVID dễ thực hiện tại nhà
Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp trên một thời gian mà tình trạng ho vẫn không thuyên giảm, sẽ cần đến sự tư vấn, hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tùy vào từng tình trạng của người bệnh sẽ có biện pháp điều trị ho hậu COVID phù hợp. Một vài trường hợp có thể sử dụng thuốc giảm ho không kê đơn (ví dụ: benzonatate, guaifenesin, dextromethorphan) hoặc các liệu pháp xịt, hít, khí dung khi cần thiết.
Tăng đông máu, huyết khối
Tình trạng tăng đông máu là một biến chứng đặc trưng sau khi khỏi COVID-19. Các cục máu đông lớn nhỏ di chuyển đến phổi, ngăn cản quá trình trao đổi oxy, tệ hơn, chúng gây ra thuyên tắc động mạch phổi.
Khi bệnh nhân có các biểu hiện như: Khó thở, đau tức ngực, ho ra máu, cần tiến hành xét nghiệm D-dimer và kiểm tra X-Quang phổi. Trong trường hợp nghi ngờ thuyên tắc động mạch phổi sẽ cần dựa cào hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) ngực để phát hiện chính xác người bệnh có bị huyết khối động mạch phổi hay không.
Thuyên tắc động mạch phổi trên hình chụp X-quang lồng ngực
2, Điều trị tình trạng khó chịu, đau tức ngực
Đau tức ngực cũng là một triệu chứng thường gặp sau khi khỏi COVID-19. Phần lớn tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian và không cần phải can thiệp điều trị.
Nguyên nhân gây ra đau thắt ngực ở người bệnh sau COVID được có thể liên quan đến tim mạch hoặc phế quản. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, cần có các phương pháp điều trị khác nhau:
Liên quan đến tim mạch: đau ngực do nhồi máu cơ tim; tổn thương cơ tim liên quan đến COVID-19; viêm cơ tim hoặc tắc động mạch phổi cần phải được đánh giá cấp cứu
Liên quan đến phế quản:tức ngực do co thắt phế quản, điều trị bằng thuốc giãn phế quản dạng hít, xịt khí dung
3, Điều trị mệt mỏi toàn thân hậu COVID
Cơ thể mệt mỏi, đau cơ toàn thân cũng xảy ra thường xuyên khi mắc COVID. Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân: tình trạng dùng nhiều thuốc cùng lúc, suy nhược cơ thể, teo cơ, đau, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm thần hoặc các triệu chứng về tim, phổi.
Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người nên rèn luyện lối sống lành mạnh để đối phó với các vấn đề sức khỏe hậu COVID-19 bằng cách tuân thủ
Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng: bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ rau củ quả, nguồn đạm từ thịt nạc, cá béo,...Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn không đảm bảo vệ sinh
Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, tránh lo âu, stress khiến cơ thể kiệt quệ
Tập luyện và vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn mỗi ngày
Xem thêm: Bật mí 5 cách đơn giản để điều trị hậu COVID tại nhà
4, Điều trị di chứng thần kinh, rối loạn tâm lý sau COVID-19
Các hội chứng về thần kinh
Di chứng về thần kinh dễ gặp nhất sau COVID-19 là suy giảm trí nhớ, mất tập trung. Trong đó, nhiều người bắt gặp hội chứng sương mù não. Biểu hiện của hội chứng này bao gồm:
Trí nhớ kém, hay quên, có lúc cảm giác như bị lẫn.
Mất đi sự sáng suốt, rõ ràng trong các hoạt động
Mất tập trung chú ý.
Không nhận thức được điều gì xảy ra.
Rối loạn ý thức
Suy giảm trí nhớ, mất tập trung là biểu hiện của hội chứng sương mù não
Để điều trị tình trạng sương mù não hậu COVID, có thể điều trị không dùng thuốc hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn:
Điều trị không dùng thuốc: Cách điều trị tốt nhất là tự tạo cho mình một thói quen tốt, sinh hoạt điều độ, tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,.. Bổ sung các loại thực phẩm giàu acid béo omega, tốt cho tế bào thần kinh như: hoa quả, dầu oliu, lạc, đậu,...
Điều trị dùng thuốc: Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất: vitamin nhóm B (folate, B6, thiamin, niacin, B12…), vitamin C, vitamin D, vitamin E, sắt, magie, kẽm giúp tăng cường chức năng của não. Ngoài ra, nếu cần sử dụng thêm thuốc ức chế miễn dịch hay tăng cường tuần hoàn não theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Nên sử dụng thuốc điều trị hậu COVID như thế nào?
Ngoài ra, với những bệnh nhân có biến chứng thần kinh của COVID-19 cấp tính (ví dụ, đột quỵ, động kinh, bệnh não thiếu oxy, suy nhược thần kinh cơ liên quan đến hồi sức tích cực, hội chứng Guillain-Barré, viêm não), cần được khám bệnh thần kinh đầy đủ và kịp thời.
Các hội chứng liên quan đến tâm thần, tâm lý bất ổn
Không chỉ thể chất mà tinh thần cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi COVID. Theo nghiên cứu chỉ ra các triệu chứng hậu COVID liên quan đến rối loạn tâm lý chiếm tới 25% số bệnh nhân. Biểu hiện nhẹ bao gồm stress, lo âu, mất ngủ, nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm, liên tục suy nghĩ tiêu cực.
Để giảm bớt tình trạng stress, thay vì lo nghĩ quá nhiều, hãy dồn tâm trí của bạn vào những sở thích hoặc bất kỳ việc gì khiến bạn thấy thoải mái.
Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu mất ngủ hậu COVID, sau đây là một số cách giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn:
Ngủ trong một không gian tối và thoải mái
Tránh sử dụng chất kích thích như rượu hay caffein trước khi đi ngủ
Duy trì thói quen ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần
Không nhìn vào màn hình máy tính, TV, điện thoại hoặc các đồ điện tử khác ít nhất nửa giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử đã được chứng minh là làm giảm sự sản sinh melatonin, hóc-môn ngủ của cơ thể.
Tuy nhiên, trong trường hợp không kiểm soát được tâm lý, rối loạn lo âu mức độ nặng hậu COVID, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện hoặc các trung tâm điều trị tâm lý kịp thời.
5, Điều trị hậu COVID các triệu chứng khác như thế nào
Tuỳ thuộc vào các tổn thương do COVID-19 gây ra hoặc do biến chứng trong thời kỳ này mà bác sĩ cần chẩn đoán, đánh giá và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.
Một số vấn đề khác mà hậu COVID gây ra bao gồm: Suy thận, suy gan, rối loạn nội tiết (đái tháo đường, suy thượng thận), triệu chứng về tiêu hóa (tiêu chảy, chán ăn, sụt cân…), da liễu (viêm da, loét da, rụng tóc…), các vấn đề tâm lý, rối loạn giấc ngủ, chất lượng cuộc sống, các quan ngại về kinh tế, xã hội của bệnh nhân.
Với mỗi triệu chứng khác nhau, sẽ có các phương hướng điều trị hậu COVID khác nhau nhằm cải thiện tình trạng của người bệnh. Do đó, các F0 cũng không nên quá lo lắng về các triệu chứng hậu COVID. Điều quan trọng nhất là cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe và đến các cơ sở y tế để thăm khám khi cần thiết.
Thường xuyên theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe bạn nhé!
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7